Dữ liệu lạm phát tháng 1 mới nhất của Mỹ được đưa ra giống như một “cú đấm vào bụng” đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Điều này làm tăng khả năng tăng lãi suất mạnh mẽ 50 điểm cơ bản (BSP) vào tháng 3.
Dữ liệu lạm phát tháng 1 mới nhất của Mỹ được đưa ra giống như một “cú đấm vào bụng” đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Điều này làm tăng khả năng tăng lãi suất mạnh mẽ 50 điểm cơ bản (BSP) vào tháng 3.
Theo số liệu mới được Bộ Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này cao hơn hẳn con số 7,2% mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự đoán, đồng thời là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 2/1982.
Ông Nathan Sheets, Kinh tế trưởng toàn cầu của Citi Research nhận định: "Con số lạm phát vừa công bố giống như là một cú đấm mạnh vào bụng Jerome Powell và các đồng nghiệp của ông ta. Họ từng cho rằng đến cuối năm 2021, lạm phát sẽ bắt đầu ổn định và hạ xuống. Giờ đã là đầu năm 2022 và không có bất kỳ dấu hiệu gì tình hình sẽ cải thiện".
Xem thêm: Fed sẽ nâng lãi suất tới 7 lần trong năm nay?
Tỷ lệ CPI hàng tháng cũng tăng mạnh hơn dự kiến. Cả CPI tiêu đề và cốt lõi đều tăng 0,6%, so với ước tính mức tăng 0,4% của cả hai biện pháp.
Chủng Omicron lan rộng gây cản trở lớn tới hoạt động kinh tế, vậy nhưng lạm phát vẫn liên tục phá đỉnh. Giới chức trách Mỹ cần phải làm việc quyết liệt hơn thì mới có thể đưa lạm phát xuống 3% trong năm nay, ông Sheets nói.
Giờ đây, nhiều chuyên gia Phố Wall dự báo Fed sẽ phải rất mạnh tay trong việc thắt chặt tiền tệ. Kinh tế trưởng của Citi cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phải nâng lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 3 tới, thay vì chỉ là 25 điểm cơ bản như dự đoán trước kia.
Ngay cả trước khi số liệu lạm phát cao của tháng 1 được công bố, Bank of America đã cho rằng Fed sẽ phải tăng lãi suất 7 lần trong năm 2022, mỗi lần 25 điểm cơ bản. Trong năm 2023, lãi suất có thể phải đi lên 4 lần.
Lạm phát cao xuất hiện đúng lúc nền kinh tế Mỹ đang ở vào thế khó. GDP năm 2021 tăng 5,7%, bù đắp lại mức giảm của năm 2020. Tăng trưởng kinh tế năm nay được dự báo sẽ chậm lại đáng kể do các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ dần kết thúc. Triển vọng kinh tế Mỹ năm nay tương đối bấp bênh và phụ thuộc vào tình hình dịch COVID-19 diễn biến ra sao.
Xem thêm: Mối lo mới của nhà đầu tư: Bước nhảy lãi suất 0,5% của Fed
Số liệu lạm phát tại Mỹ được thống kê hàng tháng từ năm 1947 đến nay để giúp công chúng và các quan chức xác định biến động của giá cả của một rổ hàng hóa và dịch vụ.
Một vấn đề quan trọng nữa với cách tính CPI của Mỹ nằm ở thống kê chi phí nhà ở. Hiện nay, chi phí nhà ở có trọng số khoảng 1/3 trong rổ hàng hóa và dịch vụ tính CPI, tức là một cấu phần rất quan trọng.
Tháng 1 vừa qua, chi phí nhà ở chỉ tăng 0,3% so với tháng 12 và là mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 8/2021. So với cùng kỳ năm ngoái, chi phí nhà ở tăng 4,4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI chung là 7,5%.
Những con số khiêm tốn này có gì đó "sai sai" vì giá bất động sản tại Mỹ thời gian qua tăng điên cuồng.
Chi phí nhà ở tại Mỹ được tính theo hai khảo sát, một dành cho người thuê nhà mà một dành cho người sở hữu nhà. Chi phí thuê nhà là con số khá dễ thống kê.
Nhưng còn chi phí với người ở nhà đã mua thì lại hơi lòng vòng. BLS sẽ hỏi chủ nhà rằng nếu ông/bà cho thuê căn nhà này (không bao gồm nội thất và không có tiện ích như điện, nước, internet) thì giá thuê sẽ là bao nhiêu?
Một người đã mua nhà 3-5 năm trước, không phải môi giới bất động sản, không có nhà cho thuê và ít tiếp xúc với thị trường nhà đất sẽ không thể biết chính xác giá cho thuê hiện nay là bao nhiêu.
Xem thêm: Thị trường “nín thở” chờ kết quả cuộc họp của FED