Thị trường chứng khoán có thể sẽ có nhiều biến động trong tuần tới khi các nhà đầu tư dõi theo căng thẳng Nga - Ukraine và tranh luận về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng mạnh lãi suất.
Thị trường chứng khoán có thể sẽ có nhiều biến động trong tuần tới khi các nhà đầu tư dõi theo căng thẳng Nga - Ukraine và tranh luận về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng mạnh lãi suất.
Thị trường sôi động trong tuần qua và lợi suất trái phiếu tăng đột biến sau khi lạm phát nóng ghi nhận vào hôm 10/2 đã làm dập tắt nhiều dự báo của Phố Wall về việc tăng lãi suất.
Các mức trung bình chính đã giảm mạnh vào chiều 11/2 và lợi tức kho bạc đã đạt mức cao nhất được thiết lập sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của tháng Giêng tăng 7,5%, mức cao nhất trong 40 năm. Chỉ số S&P 500 mất 1,8% trong tuần, xuống còn 4,418%.
Marc Chandler, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Bannockburn Global Forex, cho biết: “Cho đến bây giờ, tôi muốn nói rằng tất cả là về chính sách tiền tệ. USD đang tăng, giá dầu tăng và chứng khoán đang bán tháo... Ngay cả khi không có gì xảy ra vào cuối tuần này, mọi người sẽ lo lắng về điều đó sẽ xảy ra trong tuần tới”.
Xem thêm: Fed sẽ nâng lãi suất tới 7 lần trong năm nay?
Boockvar cho biết căng thẳng tại Nga làm phức tạp triển vọng của ngân hàng trung ương và làm tăng lạm phát toàn cầu vốn đã nóng.
Ông nói: “Nó gây ra nhiều vấn đề cho Fed vì điều này về cơ bản sẽ làm tăng giá dầu, giá lương thực, lúa mì, phân bón,... và chỉ làm cho khả năng chống lạm phát của Fed trở nên khó vận động hơn nhiều”.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs ghi chú: “Hầu hết các quan chức Fed đã bình luận đều phản đối việc tăng 0,5% vào tháng 3. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng con đường có nhiều khả năng hơn là một chuỗi tăng 0,25% dài hơn”.
Trong khi nhiều quan chức Fed không ủng hộ những bước nhảy vọt lớn hơn, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cho biết, ông ủng hộ việc tăng lãi suất vào đầu tháng 7 - bao gồm cả đợt tăng 0,5% đầu tiên kể từ năm 2000 để làm dịu tình trạng lạm phát nóng nhất trong bốn thập kỷ.
“Chúng tôi sẽ xem xét thay đổi dự báo của mình nếu những nhà hoạch định chính sách khác cũng có quan điểm tương tự, đặc biệt nếu thị trường tiếp tục định giá cao về mức tăng 0,5% vào tháng 3”, các nhà phân tích của Goldman cho biết.
Sự thay đổi của Goldman phản ánh nhận xét của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers rằng, các nhà đầu tư nên chuẩn bị việc Fed có khả năng tăng lãi suất tại tất cả 7 cuộc họp chính sách còn lại trong năm nay và thậm chí tăng hơn 0,25% trong mỗi cuộc họp.
Xem thêm: Mối lo mới của nhà đầu tư: Bước nhảy lãi suất 0,5% của Fed
Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp cuối cùng vào 16/2. Các nhà đầu tư cần theo dõi sự kiện này cẩn thận để biết thông tin chi tiết về kế hoạch tăng lãi suất, triển vọng lạm phát và bảng cân đối kế toán của Fed.
Bên cạnh đó, cũng sẽ có nhiều dữ liệu lạm phát quan trọng hơn, khi chỉ số sản xuất được báo cáo vào ngày 15/2. Báo cáo này được cho là sẽ rất nóng, sau chỉ số CPI của tháng Giêng. Lạm phát tăng cao khiến tâm lý mua sắm của người tiêu dùng sụt giảm, và hiện các nhà kinh tế đang theo dõi chặt chẽ mức chi tiêu. Điều đó có nghĩa là doanh số bán lẻ của tháng Giêng cũng sẽ rất quan trọng khi được báo cáo vào ngày 16/2.
Ngoài ra, các đợt báo cáo tài chính cuối cùng của các ông lớn như Cisco, Nvidia, AIG Wednesday, Walmart vào hôm 17/2 và Deere vào 18/2 được dự báo sẽ góp phần khuấy động thị trường trong tuần tới.
Cho tới thời điểm này, các nhà hoạch định chính sách của Fed hầu như đều phản đối ý tưởng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, lần đầu tiên kể từ tháng 5/2000 và cũng như không bắt đầu các chu kỳ tăng lãi suất kể từ những năm 1980 với mức tăng này.
Dù là người thường ủng hộ việc tăng lãi suất, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Cleveland, Loretta Mester cho rằng không có bất cứ lý do gì để bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất lần này với mức tăng 50 điểm cơ bản.
Liz Ann Sonders, Trưởng chiến lược gia đầu tư tại Charles Schwab, cho biết một số nhà đầu tư băn khoăn liệu sự biến động của thị trường có thể làm chậm lộ trình thắt chặt của ngân hàng trung ương hay không.
Xem thêm: Thị trường “nín thở” chờ kết quả cuộc họp của FED
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm sau khi đạt mức cao nhất 2,06% lần đầu tiên trong gần 3 năm vào phiên 11/2. Sau tin tức Ukraine, lợi suất 10 năm đã giảm xuống còn khoảng 1,93%.
Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng tại Mỹ leo thang đã làm gia tăng áp lực buộc Fed phải có lập trường vững vàng hơn để chống lạm phát. Các quỹ tương lai của Fed đang định giá có khả năng ngân hàng trung ương sẽ tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách vào tháng tới.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 1/2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà giao dịch cho rằng rất có khả năng Fed sẽ quyết định tăng lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới.