Trung Quốc đạt tốc độ truyền dữ liệu kỷ lục bằng một công nghệ đột phá

Thứ sáu, 11/02/2022 | 15:49 Theo dõi CFĐT trên

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới đây cho biết đã đạt được tốc độ truyền dữ lệu kỷ lục bằng một công nghệ đột phá, có thể giúp nước này dẫn dầu trong cuộc đua công nghệ viễn thông không dây thế hệ tiếp theo, hay còn gọi là 6G.

Trung Quốc đạt tốc độ truyền dữ liệu kỷ lục bằng một công nghệ đột phá (Ảnh: SCMP)
Trung Quốc đạt tốc độ truyền dữ liệu kỷ lục bằng một công nghệ đột phá (Ảnh: SCMP)

Trung Quốc thử nghiệm wifi tốc độ kỷ lục

Theo thông báo ngày 10/2, nhóm nghiên cứu do giáo sư Zhang Chao của Trường kỹ thuật hàng không vũ trụ thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh dẫn đầu cho biết mạng lưới viễn thông không dây thử nghiệm được lắp đặt tại khu phúc hợp Olympic Mùa đông Bắc Kinh có thể phát đồng thời hơn 10.000 nguồn cấp dữ liệu video trực tiếp với độ nét cao.

Sử dụng sóng millimet xoắn - một dạng sóng vô tuyến tần số cực cao với các vòng quay thay đổi nhanh, các nhà nghiên cứu đã truyền được 1 terabyte (1.000 gigabyte - GB) trên khoảng cách hơn 1km trong vòng 1 giây.

Nhóm này cho biết cuộc thử nghiệm này cho thấy Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong việc nghiên cứu những công nghệ tiềm năng quan trọng cho 6G.

Xem thêm: Mỹ công bố danh sách 50 sân bay sẽ có vùng đệm 5G

Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Zhang Chao, thuộc trường kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, dẫn đầu, có thể phát trực tuyến hơn 10.000 nguồn cấp dữ liệu video trực tiếp độ nét cao đồng thời (Ảnh: Giáo sư Zhang Chao/Đại học Thanh Hoa)
Nhóm nghiên cứu có thể phát trực tuyến hơn 10.000 nguồn cấp dữ liệu video trực tiếp độ nét cao đồng thời (Ảnh: Đại học Thanh Hoa)

Hiện tại, các thiết bị di động sử dụng sóng điện từ, lan truyền như các gợn sóng trên mặt hồ để truyền tín hiệu. Thông tin được biểu thị bằng các sóng lên và xuống – chỉ có hai chiều theo góc nhìn toán học. Trong khi đó, sóng điện từ xoắn có dạng ba chiều giống như lốc xoáy.

Giáo sư Zhang và các đồng nghiệp cho biết cuộc thử nghiệm đột phá này là kết quả làm việc của nhiều nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới trong vài thập kỷ qua.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tại châu Âu đã tiến hành những cuộc thử nghiệm công nghệ viễn thông sử dụng sóng xoắn đầu tiên vào những năm 1990. Năm 2020, một nhóm nghiên cứu của công ty Nippon Telegraph và Telephone tại Nhật đã đạt được tốc độ truyền 200GB mỗi giây trên khoảng cách 10 mét.

Một thách thức lớn là kích thước của các sóng xoắn tăng lên theo khoảng cách và tín hiệu suy yếu khiến cho việc truyền dữ liệu ở tốc độ cao trở nên khó khăn.

Xem thêm: Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa 5G trong năm 2022

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã chế tạo thành công một máy phát độc đáo nhằm giúp tạo ra các chùm sóng xoáy tập trung hơn, làm cho sóng xoáy theo ba chế độ khác nhau để truyền tải nhiều thông tin hơn. Họ cũng đồng thời phát triển một thiết bị nhận tín hiệu có hiệu suất cao – có thể nhận và giải mã một lượng lớn dữ liệu mỗi giây.

6G được kỳ vọng sẽ được triển khai vào năm 2030

Ba chế độ truyền tải dữ liệu của máy phát do nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Thanh Hoa sáng chế (Ảnh: Đại học Thanh Hoa)
Ba chế độ truyền tải dữ liệu của máy phát do nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Thanh Hoa sáng chế (Ảnh: Đại học Thanh Hoa)

Theo một nhà nghiên cứu của chính phủ cũng làm việc liên quan tới công nghệ 6G ở Thâm Quyến, cuộc thử nghiệm ở Bắc Kinh có thể là “khởi đầu cho một cuộc cách mạng trong công nghệ viễn thông”.

“Điều thú vị nhất không chỉ là tốc độ mà còn là việc đưa ra một chiều không gian vật lý mới, mà từ đó có thể dẫn đế một thế giới hoàn toàn mới với những khả năng gần như không giới hạn”, nhà nghiên cứu giấu tên cho biết. Vị này đang làm việc tại các dự án nghiên cứu tuyệt mật của Chính phủ và các công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc.

Xem thêm: Công nghệ 5G có mặt trên 59 quốc gia với 140 nhà cung cấp dịch vụ

Ông cho biết, trong những năm tới, Bắc Kinh và ngành viễn thông Trung Quốc dự kiến tập trung chủ yếu vào việc ứng dụng trên diện rộng công nghệ 5G bởi công nghệ sóng millimet hiện tại đã phát triển chín muồi với chi phí ngày càng giảm.

“Việc ứng dụng thương mại công nghệ 6G được kỳ vọng sẽ được triển khai vào năm 2030, tuy nhiên quân đội có thể đưa vào ứng dụng sớm hơn bởi họ quan tâm tới hiệu suất hơn là chi phí”, nhà nghiên cứu trên nói.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Zhang cho biết thử nghiệm của họ sử dụng băng tần W - tần số vô tuyến được sử dụng trong lĩnh vực quân sự. Năm 2018, họ đã thiết lập liên kết sóng xoắn giữa một máy bay và một trạm trên mặt đất các nhau 172km. Đến nay, đây vẫn là một khoảng cách kỷ lục.

Nhóm nghiên cứu cũng đang chế tạo một mẫu radar lượng tử sử dụng công nghệ tương tự, có khả năng phát hiện chính xác máy bay tàng hình.

Vào tháng trước, một nhóm nghiên cứu ở Thiên Tân cũng cho biết họ đã phát triển một máy phát sóng tần số Terahertz (THz) – một cách tiếp cận khác của công nghệ 6G, cho chương trình vũ khí siêu thanh của quân đội.

Phản ứng trước những tiến bộ chóng mặt trong công nghệ 6G của Trung Quốc, tháng 4 năm ngoái, Mỹ và Nhật Bản công bố một chương trình 4,5 tỷ USD để phát triển công nghệ này.

Một nghiên cứu của Nikkei và hãng nghiên cứu Cyber Creative Institute của Nhật vào tháng 9/2021 cho thấy Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 40% bằng sáng chế 6G trên thế giới, theo sau là Mỹ với 35%, Nhật 10%, châu Âu 9% và Hàn Quốc 4%.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Công nghệ 5G có mặt trên 59 quốc gia với 140 nhà cung cấp dịch vụ

Công nghệ 5G có mặt trên 59 quốc gia với 140 nhà cung cấp dịch vụ

Theo đại diện Huawei, 2020 là một năm đầy khó khăn cho nền kinh tế toàn thế giới, tuy nhiên, với công nghệ 5G, lại là một năm phát triển nhanh hơn rất nhiều so với mong đợi.
Công nghệ 5G có đe dọa thị trường Internet cố định?

Công nghệ 5G có đe dọa thị trường Internet cố định?

Với đặc tính tốc độ siêu cao tương đương tốc độ Internet cáp quang, độ trễ cực thấp, có thể công nghệ 5G sẽ thay thế Internet cáp quang và hoàn toàn có thể khiến cơ số ISP biến mất khỏi thị trường.
Intel đầu tư 475 triệu USD phát triển công nghệ 5G tại Việt Nam

Intel đầu tư 475 triệu USD phát triển công nghệ 5G tại Việt Nam

Ông trùm công nghệ bán dẫn trên thế giới vừa xác nhận việc đầu tư thêm 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam (IPV) để phát triển công nghệ 5G và chip xử lý tại Việt Nam.
Sau giãn cách, chi phí thi công văn phòng tại Việt Nam tăng cao

Sau giãn cách, chi phí thi công văn phòng tại Việt Nam tăng cao

Sau giãn cách, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến sức khỏe người lao động và sẵn sàng chi nhiều hơn cho môi trường làm việc và thiết kế văn phòng. Chi phí thi công văn phòng tại Việt Nam khoảng 15 triệu VND/m2, theo Cushman & Wakefield (C&W) Việt Nam.
XSMB ngày 11/2: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu

XSMB ngày 11/2: Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu

XSMB ngày 11/2: Kết quả XSMB - Xem Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu được tường thuật trực tiếp cùng giờ quay số vào lúc 18h15'.
Sau ngày vía Thần Tài, giá vàng SJC giảm sâu

Sau ngày vía Thần Tài, giá vàng SJC giảm sâu

Sáng nay (11/2), giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm sâu tới gần 1 triệu đồng/lượng so với phiên sáng qua. Hiện giá kim loại quý này đã rơi xuống dưới mức 62 triệu đồng/lượng.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp