Tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro (Risk-Adjusted Capital Ratio) luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu nhằm xác định có hay không việc tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro (Risk-Adjusted Capital Ratio) luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu nhằm xác định có hay không việc tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro, tên tiếng Anh là Risk-Adjusted Capital ratio, được sử dụng nhằm đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của tổ chức tài chính khi nền kinh tế bị suy thoái.
Cách tính tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro khá đơn giản, chia tổng vốn đã điều chỉnh của một tổ chức tài chính cho các tài sản có mức độ rủi ro của tổ chức ta sẽ được tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro.
Mục đích chính của tỷ lệ này nhằm đánh giá ngưỡng rủi ro thực tế của một chức với mức độ chính xác lớn hơn; đồng thời cho phép so sánh tỷ lệ giữa các tổ chức tài chính có vị trí địa lý khác nhau hoặc giữa các quốc gia.
Xem thêm: Những điểm mới trong quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành
Tỷ lệ này đo lường khả năng phục hồi dựa trên bảng cân đối kế toán của tổ chức tài chính và tập trung vào nguồn vốn để chịu đựng rủi ro kinh tế hoặc suy thoái kinh tế.
Nguồn vốn của tổ chức lớn đồng nghĩa với tỷ lệ vốn cao và điều này sẽ giúp các tổ chức tài chính không bị biến động nhiều trong giai đoạn kinh tế bị suy thoái một cách trầm trọng. Mẫu số của tỷ số này khá phức tạp bởi vì mỗi loại tài sản thuộc sở hữu phải được đánh giá bằng khả năng thực hiện của tổ chức theo mong đợi.
Xem thêm: Tháng đầu tiên năm 2022, Việt Nam thu hút trên 2,1 tỷ USD vốn FDI
Một nhà máy sản xuất tạo thu nhập nhưng không đảm bảo tạo ra dòng tiền dương bởi dòng tiền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là chi phí vốn, sửa chữa nhà máy, thương lương lao động, phí bảo trì cùng nhiều tác nhân khác. Vì vậy có thể nhận ra rằng, đối với một loại tài sản chính như trái phiếu doanh nghiệp, lợi nhuận phụ thuộc vào lãi suất và rủi ro phá sản của tổ chức phát hành.
Các khoản vay của ngân hàng thường “đồng hành” với các khoản mất mát.
Bước đầu tiên để tìm ra tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro chính là xác định tổng vốn điều chỉnh - tổng vốn chủ sở hữu và các công cụ gần với vốn chủ sở hữu như là nợ thứ cấp hay các khoản vay chuyển đổi.
Tiếp đến sẽ đo lường giá trị của tài sản có rủi ro, là tổng của từng tài sản nhân với rủi ro của mỗi tài sản được chỉ định. Con số này được biểu thị dưới dạng phần trăm và phản ánh tỷ lệ cược rằng tài sản không trở nên vô giá trị. Ví dụ có trái phiếu kho bạc và tiền mặt gần như là 100% khả năng thanh toán.
Bước cuối cùng là chia tổng vốn điều chỉnh cho các tài sản có rủi ro. Nếu tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro lớn thì khả năng tổ chức tài chính chống lại nền kinh tế đang suy thoái là rất lớn.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng khuyến nghị rằng ngân hàng nên có đủ số vốn phục vụ cho việc trang trải ít nhất 8% tài sản có rủi ro. Thế nhưng các quy định sau này cho rằng các tính toán về tài sản rủi ro phụ thuộc vào từng quy tắc mà Basel đề ra.
Hiệp ước vốn Basel II cũng đã tìm cách để mở rộng quy tắc tiêu chuẩn hóa được đề cập trước đó và cũng để thúc đẩy tính hiệu quả trong việc công bố thông tin - một phương thức giúp thị trường vững mạnh hơn. Còn Basel III đã hoàn thiện tài liệu một cách đầy đủ hơn, trong đó nêu rõ việc tính toán tài sản có rủi ro sẽ dựa trên nguồn tài liệu nào.
Xem thêm: 3 rủi ro chính mà kinh tế châu Á phải đối mặt trong năm 2022