Tháng đầu tiên năm 2022, Việt Nam thu hút trên 2,1 tỷ USD vốn FDI

Thứ sáu, 28/01/2022 | 10:12 Theo dõi CFĐT trên

Tính đến 20/01/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Số liệu vừa công bố của Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến 20/01/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính lũy kế đến ngày 20/01/2022, cả nước có 34.642 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 415,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 253,2 tỷ USD, bằng gần 61% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Cũng theo Cục đầu tư nước ngoài, tính tới 20/01/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được trên 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.  

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tính đến 20/01/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021.  Ngoài vốn đầu tư đăng ký mới giảm thì cả vốn điều chỉnh và GVMCP đều tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể:

Có 103 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 388 triệu USD (giảm 70,7% so với cùng kỳ.

Về vốn điều chỉnh, có 71 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 54,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 1,27 tỷ USD (tăng gấp 2,69 lần so với cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần, có 206 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (tăng 6,2% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt 443,5 triệu USD (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ).

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 472 triệu USD, chiếm gần 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hành chính và dịch vụ hỗ trợ; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 221 triệu USD và 52,5 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 29,1%, 22,3% và 15,5% tổng số dự án.

Cũng theo Cục đầu tư nước ngoài, đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1 năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 666 triệu USD, chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 481 triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 451 triệu USD, chiếm gần 21,5% tổng vốn đầu tư, giảm 27% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan,…

Nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhất trong tháng 01/2021 (chiếm 19,4% số dự án mới, 26,8% số lượt điều chỉnh và 35,4% số lượt GVMCP).

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 30 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng 01 năm 2021. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 448 triệu USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 29,9 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nghệ An mặc dù không thu hút được dự án mới, xong với 02 dự án điều chỉnh vốn quy mô lớn, Nghệ An xếp thứ hai với 400 triệu USD, chiếm trên 19% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bắc Ninh, Long An Phú Thọ…

Nếu xét về số dự án mới, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (37,9%), số lượt dự án điều chỉnh (16,9%) và GVMCP (71,4%).

Minh Ngọc
Theo VnMedia.vn Copy
‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron gây thách thức lớn hơn cho chuỗi cung ứng

‘Zero-Covid’ tại Trung Quốc thời Omicron gây thách thức lớn hơn cho chuỗi cung ứng

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài ở Trung Quốc, giá cước vận tải hàng không đã tăng đột biến và một số hãng vận tải biển đã tạm dừng dịch vụ khiến chuỗi cung ứng quá tải trở lại.
Ô tô chở người dưới 16 chỗ chỉ được nhập khẩu qua 6 cửa khẩu cảng biển

Ô tô chở người dưới 16 chỗ chỉ được nhập khẩu qua 6 cửa khẩu cảng biển

Theo Thông tư số 21/2021 của Bộ Công thương quy định cửa khẩu nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi, có hiệu lực từ 24/1/2022, xe ôtô chở người dưới 16 chỗ ngồi chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua 6 cửa khẩu cảng biển.
Nông dân nuôi 'vật cưỡi' của ông Công ông Táo lãi đậm nhờ giá cá chép đỏ 'lên trời'

Nông dân nuôi 'vật cưỡi' của ông Công ông Táo lãi đậm nhờ giá cá chép đỏ 'lên trời'

Làng Thủy Trầm, ngôi làng chuyên nuôi cá chép đỏ phục vụ cho ngày tiễn ông Công ông Táo về trời (ngày 23 tháng Chạp) đang hối hả thu hoạch để phục vụ nhu cầu của người dân. Trong ngày đông lạnh giá, gương mặt ai cũng lấm tấm mồ hôi và không giấu nổi sự phấn khởi.
Dòng vốn tháo chạy khỏi trái phiếu bất động sản Trung Quốc đang tụ về đâu?

Dòng vốn tháo chạy khỏi trái phiếu bất động sản Trung Quốc đang tụ về đâu?

Sau khi rút khỏi trái phiếu của các công ty bất động sản đang ngập trong nợ nần của Trung Quốc, nhà đầu tư đã chuyển dòng vốn sang thị trường tín dụng châu Á và Ấn Độ là một trong các điểm đến tiềm năng nhất.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Trình Bộ Chính trị, Quốc hội trước ngày 20/3

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Trình Bộ Chính trị, Quốc hội trước ngày 20/3

Thủ tướng yêu cầu trình Chính phủ xem xét thông qua Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội chậm nhất ngày 10/3/2022, bảo đảm kịp trình Bộ Chính trị, Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 trước ngày 20/3/2022.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình nói gì về tuyến đường 110 tỉ/1 km

Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình nói gì về tuyến đường 110 tỉ/1 km

UBND tỉnh vừa tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường ĐT 477 (QL37C) dài 1,5km với tổng mức đầu tư là 165 tỉ đồng.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp