Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 15/2/2022, bao gồm: DRC, VHC, ASM, PET.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 15/2/2022, bao gồm: DRC, VHC, ASM, PET.
CTCK Bảo Việt (BVSC)
CTCP Cao Su Đà Nẵng (DRC – sàn HOSE) đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2022 là 4.600 tỷ đồng (tăng 5,0% so với năm trước), tương đương 91,4% so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 5.034 tỷ đồng (tăng trưởng 14,9%).
Đáng chú ý nhất, triển vọng xuất khẩu của DRC dự kiến sẽ tiếp tục khởi sắc, Ban lãnh đạo kỳ vọng doanh thu xuất khẩu năm 2022 của Công ty sang Mỹ sẽ tăng gấp 3 lần YoY, trong khi chi phí vận chuyển kỳ vọng dịu lại dựa trên sáng kiến của Công ty.
Trong khi đó, DRC đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 320 tỷ đồng (giảm 12,2% so với năm trước), thấp hơn 36,6% so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 505 tỷ đồng (tăng trưởng 38,7%).
Chúng tôi nhận thấy điều này là thận trọng, vì COVID-19 tác động nặng nề đối với DRC, đè nặng lên cả hoạt động trong nước và xuất khẩu, giảm hiệu suất sử dụng và phát sinh các chi phí một lần liên quan đến dịch trong nửa cuối năm 2021.
Ngoài ra, DRC hiện có vị thế tốt hơn để kiềm chế lạm phát chi phí đầu vào, sau các đợt tăng giá bán năm ngoái.
DRC đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 hấp dẫn là 8,9x, chiết khấu 40,4% so với mức P/E trung bình 5 năm là 15,0x, cho triển vọng trung hạn đầy hứa hẹn với việc mở rộng công suất và các yếu tố cơ bản cải thiện. Suất cổ tức tương đối là 5,5%.
Duy trì khuyến nghị Outperform và giá mục tiêu theo Phương pháp Chiết khấu dòng tiền cho DRC ở mức 38.291 đồng/cổ phiếu (Upside: 30,3%).
Xem thêm: Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Charting) - Hướng dẫn đọc và phân tích đồ thị hình nến Nhật Bản
CTCK BIDV (BSC)
Kết quả kinh doanh năm 2021 của CTCP Vĩnh Hoàn (VHC – sàn HOSE) cho thấy sự tăng trưởng tích cực về doanh thu và lợi nhuận dù ngành nhiều khó khăn. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 9.054 tỷ đồng (tăng 28,7% so với năm trước) và 1.110 tỷ đồng (tăng trưởng 57,5%).
Doanh thu tăng trưởng tích cực do xuất khẩu cá tra và phụ phẩm hồi phục từ mức nền thấp của năm ngoái: Doanh thu cá tra đạt 5.961 tỷ đồng (tăng trưởng 23%) và doanh thu phụ phẩm đạt 1.697 tỷ đồng (tăng trưởng 39%).
Lợi nhuận tăng trưởng nhanh hơn doanh thu do biên gộp tăng mạnh lên mức 19,4% so với mức biên 14,2% cùng kỳ. BSC cho rằng biên gộp tăng do giá xuất khẩu các thị trường tăng khả quan (giá xuất khẩu trung bình năm 2021 của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc tăng 19% so với cùng kỳ).
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ (tăng 75%) chủ yếu do chi phí vận chuyển, lưu kho tăng mạnh, đạt mức 291 tỷ đồng (tăng 171%) do cước tàu tăng cao.
Năm 2022, BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VHC lần lượt đạt 11.565 tỷ đồng (tăng 28,8% so với năm trước) và 1.488 tỷ đồng (tăng trưởng 36%). EPS 2022 là 8.091, tương đương với P/E fw là 8.5.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VHC với giá mục tiêu mới cho năm 2022 là 91.600 đồng/CP (tăng 33% so với mức giá ngày 11/02/2022) sau khi điều chỉnh (i) tăng dự báo lợi nhuận năm 2022 (tăng 8% lợi nhuận so với dự báo trước) (ii) tăng mức P/E mục tiêu từ 11.5 lên 13.
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu ASM của Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai đang hình thành xu hướng hồi phục từ ngưỡng 14.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều cho thấy tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và đang tiếp cận ngưỡng MA50, cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 16.10, chốt lãi tại ngưỡng 18.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 15.0.
Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC
Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HOSE - Mã: PET) ghi nhận doanh thu trong Q4/2021 đạt 6.026 tỷ đồng, tăng 62% YoY, LNST đạt 128 tỷ, tăng 356% YoY. Lũy kế cả năm 2021, PET ghi nhận doanh thu 17.511 tỷ, tăng 30% YoY, LNST đạt 301 tỷ, tăng 115% YoY. Như vậy, PET đã hoàn thành 119% kế hoạch doanh thu và 151% kế hoạch LNST.
Doanh thu và lợi nhuận quý 4 tăng trưởng mạnh nhờ mảng phân phối các sản phẩm điện thoại và laptop. Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 5,7% (5,1% cùng kỳ). Ngoài ra, doanh thu tài chính tăng mạnh 79% YoY nhờ lãi tiền gửi – cho vay, cổ tức được chia và chênh lệch tỷ giá.
Trong ngắn và trung hạn, PET tiếp tục hưởng lợi trong xu hướng thiếu cung nguồn hàng điện từ trong khi nhu cầu vẫn ở mức cao, điều này giúp các công ty phân phối như PET giảm được các chi phí chiết khẩu, khuyến mãi và phân phối các mặt hàng với biên lợi nhuận tốt hơn. Ngoài ra, ICD dự báo xu hướng sử dụng smartphone sẽ tăng mạnh với CAGR giai đoạn 2021-2025 là 3,7%/năm nhờ làn sóng triển khai mạng 5G.
Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò