IMF: Một số nền kinh tế châu Á cần tăng lãi suất nhanh chóng để hạ nhiệt lạm phát

Chủ nhật, 31/07/2022 | 17:22 Theo dõi CFĐT trên

Theo nhận định của một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một số Ngân hàng Trung ương châu Á cần đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất do áp lực lạm phát ngày một gia tăng khi giá lương thực và năng lượng đều đạt ngưỡng cao.

IMF: Một số nền kinh tế châu Á cần tăng lãi suất nhanh chóng để hạ nhiệt lạm phát
IMF: Một số nền kinh tế châu Á cần tăng lãi suất nhanh chóng để hạ nhiệt lạm phát

Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại IMF, cho hay: “Cho dù áp lực lạm phát của châu Á vẫn ở mức vừa phải hơn so với các khu vực khác, nhưng mức tăng giá ở nhiều quốc gia đã vượt quá mục tiêu của Ngân hàng Trung ương”.

"Một số nền kinh tế châu Á sẽ cần phải tăng lãi suất nhanh chóng khi lạm phát cơ bản, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, đang hướng tới xu hướng tăng cao nhằm ngăn chặn đà đi lên của kỳ vọng lạm phát và chi phí lao động. Nếu chậm trễ, các nước này có thể phải tiến hành tăng lãi suất với tốc độ lớn hơn trong tương lai”, ông bổ sung.

Srinivasan cho biết, hầu hết các nền kinh tế châu Á mới nổi đã chứng kiến dòng vốn chảy ra tương đương với năm 2013, khi lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng đột biến do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phát đi tín hiệu rằng họ có thể giảm mua trái phiếu sớm hơn dự kiến.

Xem thêm: IMF: Triển vọng kinh tế toàn cầu "không chắc chắn"

Ông nói, dòng vốn được ghi nhận chảy ra mạnh nhất tại Ấn Độ với giá trị lên tới 23 tỷ USD kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra. 

Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại nhiều quốc gia khác, bao gồm Hàn Quốc và Đài Loan.

Do đó, việc thắt chặt các điều kiện tài chính sẽ gia tăng áp lực đối với tình hình tài chính ở nhiều quốc gia vốn đang ngày một tồi tệ hơn. 

Được biết, tỷ lệ nợ công của châu Á trong tổng nợ toàn cầu đã tăng từ 25% trước khủng hoảng tài chính toàn cầu lên 38% sau dịch bệnh Covid-19. Điều này làm tăng tính “nhạy cảm” của khu vực với những thay đổi trong điều kiện tài chính toàn cầu.

Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại IMF chia sẻ, một vài quốc gia trong khu vực nên thực hiện một số giải pháp như can thiệp tỷ giá và kiểm soát vốn nhằm ngăn chặn tình trạng “chảy máu” dòng tiền.

Xem thêm: IMF cảnh báo châu Á có thể gặp rủi ro khi nợ gia tăng

Thục San (Theo Reuters)
Theo VnMedia.vn Copy
Nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ bị đảo ngược toàn cầu hóa

Nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ bị đảo ngược toàn cầu hóa

Các chuyên gia IMF dự đoán những biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể chia rẽ nền kinh tế toàn cầu thành các khối địa chính trị tách biệt.
Lời khuyên của các cố vấn tài chính khi lo ngại suy thoái tăng cao

Lời khuyên của các cố vấn tài chính khi lo ngại suy thoái tăng cao

Theo định nghĩa chung của nhiều người dân Mỹ, suy thoái là khi GDP ghi nhận tăng trưởng âm hai quý liên tiếp. Tuy nhiên, các cố vấn tài chính cho rằng, hiện vẫn có nhiều thứ nằm trong tầm kiểm soát.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/7: VN-Index kiểm tra lại đỉnh 1.211 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/7: VN-Index kiểm tra lại đỉnh 1.211 điểm

VN-Index tiếp tục tăng điểm tích cực lên mức 1.208,12 điểm khi tin tức quan trọng của FED quyết định tăng lãi suất thêm 0,75% được công bố.
Áo mới cho trường Tiểu học Tả Thanh Oai

Áo mới cho trường Tiểu học Tả Thanh Oai

Để đáp ứng nhu cầu chất lượng về cơ sở vật chất dạy và học cho "măng non" của thế hệ tương lai, UBND Huyện Thanh Trì đã đầu tư xây dựng thêm một ngôi trường mới cho trường Tiểu học Tả Thanh Oai và lấy tên thành trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm. Đồng thời, thay “áo mới” cho Tiểu học Tả Thanh Oai với cái tên trường Tiểu học Đỗ Ngọc Du.
Nga giảm nguồn cung khí đốt, các nhà máy nhiệt điện than ở Anh tiếp tục hoạt động

Nga giảm nguồn cung khí đốt, các nhà máy nhiệt điện than ở Anh tiếp tục hoạt động

Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh (DEFRA) ngày 29/7 thông báo chính phủ sẽ tạm thời nới lỏng các điều kiện cho phép các nhà máy nhiệt điện than ở Anh hoạt động trong mùa Đông này.
Nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ bị đảo ngược toàn cầu hóa

Nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ bị đảo ngược toàn cầu hóa

Các chuyên gia IMF dự đoán những biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể chia rẽ nền kinh tế toàn cầu thành các khối địa chính trị tách biệt.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp