Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Cán cân thương mại (BOT) là gì? Thâm hụt cán cân thương mại có nguy hiểm không? Bản chất và công thức tính cán cân thương mại.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Cán cân thương mại (BOT) là gì? Thâm hụt cán cân thương mại có nguy hiểm không? Bản chất và công thức tính cán cân thương mại.
Cán cân thương mại (BOT) đề cập đến sự chênh lệch giữa giá trị tiền tệ của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Cán cân thương mại dương cho thấy thặng dư thương mại (xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu) trong khi cán cân thương mại âm cho thấy thâm hụt thương mại.
- Cán cân dương xảy ra khi xuất khẩu > nhập khẩu và được gọi là thặng dư thương mại.
- Cán cân thương mại âm xảy ra khi xuất khẩu < nhập khẩu và được gọi là thâm hụt thương mại.
BOT là một thành phần quan trọng trong việc xác định tài khoản vãng lai (ghi chép những giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa người trong nước với người nước ngoài) của một quốc gia.
* Cán cân thương mại = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu
Trong đó:
- Giá trị hàng hóa xuất khẩu là giá trị của hàng hóa và dịch vụ đã bán cho người mua ở các nước khác.
- Giá trị hàng nhập khẩu là giá trị của hàng hóa và dịch vụ được mua từ các quốc gia khác.
=> Xem thêm: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
Cán cân thương mại là mức độ đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán. Nếu một quốc gia thâm hụt về con số cán cân thương mại thì chứng tỏ đất nước đó đã chi nhiều hơn thu, tiết kiệm cũng ít hơn đầu tư. Nên cần có các chính sách kịp thời ổn định nền kinh tế.
Cán cân thương mại thể hiện được cung cầu tiền tệ ở một quốc gia, cho thấy sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ, tức là khả năng cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế. Cán cân thương mại cũng đề cập đến sự khác biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia.
Cán cân thương mại tích cực hay tiêu cực không nhất thiết cho thấy nền kinh tế khỏe mạnh hay yếu kém. Cán cân thương mại tích cực hay tiêu cực có lợi cho nền kinh tế hay không phụ thuộc vào các quốc gia liên quan, các quyết định chính sách thương mại. Cán cân thương mại tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc của sự mất cân bằng thương mại, cán cân cung cầu và một số yếu tố khác.
Chỉ riêng con số thương mại này không cung cấp nhiều thông tin chi tiết về tình hình thực tế của một nền kinh tế (Mỹ là một ví dụ về một quốc gia có thâm hụt thương mại lâu đời).
=> Xem thêm: Cán cân thanh toán (BOP) là gì? Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
Sau đại dịch Covid-19, hoạt động kinh tế của nước Mỹ phục hồi nhanh chóng hơn so với nhiều nước khác. Nhu cầu trong nước gia tăng đã thúc đẩy cán cân nhập khẩu vượt xuất khẩu, từ đó dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ.
Theo Reuters, tháng 3/2021, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã chạm ngưỡng 90,6 tỷ USD, tương đương với mức tăng 4%. Xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn này tăng 8,7%, lên 142 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ tăng 6,8%, lên 232,6 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 3 và quý I/2021 cho thấy tổng giá trị xuất khấu hàng hóa đạt 78,40 tỷ USD, tăng 23,7%, tương đương tăng 15,01 tỷ USD. Giá trị xuất nhập khẩu đạt 75,61 tỷ USD, tăng 26,8% tương đương tăng 15,98 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa của cả nước trong quý I đạt thặng dư 2,79 tỷ USD.
=> Xem thêm: Việt Nam là quốc gia duy nhất được 3 tổ chức nâng triển vọng lên 'Tích cực'