Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Phá giá tiền tệ (Currency Devaluation) là gì? Vai trò của chính sách phá giá tiền tệ tầm vĩ mô.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Phá giá tiền tệ (Currency Devaluation) là gì? Vai trò của chính sách phá giá tiền tệ tầm vĩ mô.
Phá giá tiền tệ (Currency Devaluation) là biện pháp chủ động làm giảm giá trị đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ hối đoái cố định.
- Chính phủ sử dụng các biện pháp phá giá tiền tệ để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc thực hiện cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cán cân xuất khẩu ròng đi xuống dẫn đến tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu giảm).
Bên cạnh đó, mức lạm phát xuống thấp, kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu tăng lên. Chính phủ các nước thường sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để tạo nên một cú sốc mạnh và kéo dài đối để cân bằng cán cân thương mại.
- Phá giá tiền tệ kích thích hoạt động xuất khẩu cùng các hoạt động kinh tế phát triển, các dịch vụ đối ngoại liên quan khác thu về ngoại tệ, đồng thời hạn chế việc nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác của trong cơ cấu kinh tế cũng phải chi ngoại tệ, kết quả là sẽ góp phần cải thiện cán cân thanh toán hàng hóa quốc tế, góp phần làm cho tỉ giá hối đoái (các dòng tiền ngoại tệ) danh nghĩa tăng giá trị lên.
- Khuyến khích việc nhập khẩu vốn, kích thích các dòng ngoại tệ kiều hối vào Việt Nam, đồng thời hạn chế các vốn đổ ra nước ngoài (xuất khẩu vốn) nhằm mục đích chính là tăng cung ngoại tệ làm cho tỉ giá hối đoái danh nghĩa lại tăng.
- Trong trường hợp nhu cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng đến biện pháp dự trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ (giảm giá trị đồng nội tệ).
Nếu muốn phá giá tiền tệ, ngân hàng Nhà nước buộc phải bỏ đồng nội tệ ra mua ngoại tệ. Thực chất thì đây chính là phát hành thêm các dòng tiền vào nền kinh tế, tăng lượng tiền mạnh hơn. Cung tiền theo đó được tăng theo cấp số nhân.
=> Xem thêm: Lạm phát là gì? Phân loại các mức độ lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới kinh tế Việt Nam
Một nước tiến hành phá giá tiền tệ để phục vụ chủ yếu cho mục đích kinh tế, chính trị của mình:
- Thứ nhất, khuyến khích xuất khẩu hàng hoá hơn vì hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài của nước có đồng tiền bị phá giá sẽ rẻ hơn giá mặt hàng xuất khẩu của các nước khác.
- Thứ hai, hạn chế nhập khẩu đa dạng hàng hóa vì giá sản phẩm nhập khẩu thường đắt hơn giá sản phẩm được sản xuất trong nước.
- Thứ ba, khuyến khích đẩy mạnh du lịch trong nước vì ngoại tệ của khách du lịch sau khi đổi ra nội tệ của nước phá giá sẽ được nhiều lợi nhuận hơn. Hạn chế du lịch ra nước ngoài vì thị trường cần nhiều nội tệ hơn để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ.
Diễn biến đơn giản nhất của quá trình phá giá tiền tệ là khi chiến tranh tiền tệ xảy ra ở Trung Quốc, 1 đồng USD chỉ đổi được trung bình 6,8 đồng CNY. Nhưng sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phá giá, 1 đồng USD đã đổi được hơn 7 đồng CNY.
Cụ thể, nếu bạn mua thịt lợn ở quốc gia nào đó (rẻ hơn Trung Quốc trước đây) thì bạn có thể sẽ cân nhắc sang Trung Quốc mua thịt vì rẻ hơn. Việc phá giá đồng tiền chính là một cách gián tiếp để giảm giá toàn bộ các sản phẩm trên thị trường. Giá giảm thì cầu tăng. Đây là cách để một quốc gia có thể tăng cường xuất khẩu vì hàng hóa của họ sẽ trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác. Việc có thể bán được nhiều hàng hóa hơn sẽ kéo lại được sự trì trệ của nền kinh tế. Người thất nghiệp cũng từ đó mà có cơ hội có việc làm.
Giảm giá tiền tệ, từ trước tới giờ, không bao giờ là một chiến thuật được dân chúng ưa chuộng. Vì nó làm giảm đi mức sống của người dân cũng như khả năng mua sắm khi họ mua hàng hóa nhập khẩu hay khi đi ra nước ngoài. Nó cũng có thể dẫn tới lạm phát. Phá giá tiền tệ có thể khiến việc trả lãi những món nợ quốc tế trở nên đắt hơn, nếu phải trả bằng tiền ngoại tệ.
=> Xem thêm: Vỡ nợ là gì? Chuyện gì sẽ xảy ra khi người vay hay quốc gia vỡ nợ