Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Chuyển đổi hàng hóa là gì? Hình thức chuyển đổi hàng hóa giữa cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Chuyển đổi hàng hóa là gì? Hình thức chuyển đổi hàng hóa giữa cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia.
Chuyển đổi hàng hóa (Barter) là một phương thức giao dịch có lịch sử lâu đời. Bản chất của phương thức chuyển đổi hàng hoá là một hành vi giao dịch hàng hoá hoặc dịch vụ giữa hai bên hoặc nhiều bên giao dịch mà không sử dụng tiền mặt hoặc phương tiện thanh toán tiền tệ như thẻ tín dụng.
Việc chuyển đổi hàng hóa là một giao dịch trong cơ bản mà trong đó một bên làm nhiệm vụ cung cấp một hàng hóa nhất định hoặc dịch vụ để đổi lấy một hàng hóa hoặc dịch vụ khác từ một bên khác.
Ví dụ về chuyển đổi hàng hoá:
Một người thợ mộc xây hàng rào cho một người nông dân. Thay vì người nông dân dùng tiền mặt để trả tiền công lao động cho người thợ xây kia cộng với tiền nguyên vật liệu cho người xây dựng thì người chủ có thể trả cho người thợ mộc những cây trồng hoặc thực phẩm giá trị tương tự.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, chuyển đổi hàng hóa thông thường chỉ tồn tại song song với các hệ thống tiền tệ ở một mức độ cho phép rất hạn chế. Trên thị trường, việc sử dụng chuyển đổi hàng hóa thay thế tiền như phương thức trao đổi trong buôn bán khác thông qua một số nguồn tài sản có giá trị, chẳng hạn như khi thị trường tiền tệ bất ổn (ví dụ: siêu lạm phát hoặc vòng xoáy giảm phát) hoặc đơn giản là khi họ không có sẵn tiền mặt để thực hiện hoạt động giao dịch.
=> Xem thêm: Việt Nam là quốc gia duy nhất được 3 tổ chức nâng triển vọng lên 'Tích cực'
- Chuyển đổi hàng hóa giữa các cá nhân
Khi trong hai người mỗi người có các hàng hóa mà người kia muốn, cả hai người có thể cùng xác định giá trị của các hàng hóa và cung cấp cho nhau lượng hàng hóa phù hợp để cả hai bên có thể phân bổ nguồn lực đến mức tối ưu nhất có thể. Điển hình, nếu một người có 20 cân gạo mà anh ta định giá ở mức 300.000 đồng thì anh ta có thể trao đổi nó với một người khác đang cần gạo nếu người đó có hàng hóa gì đó cũng có giá trị tương đương 300.000 đồng. Anh ta cũng có thể trao đổi gạo với một người khác kể cả khi người đó không sử dụng đến gạo, miễn là người đó có thể đổi gạo với một hàng hóa tương đương ở một thị trường khác.
- Chuyển đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp
Các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu muốn trao đổi sản phẩm của họ cho các sản phẩm khác và các nhà cung cấp khác vì họ không có dùng tín dụng hoặc không sẵn tiền mặt để mua những hàng hóa đó. Đó là một cách hiệu quả để giao dịch an toàn vì trường hợp rủi ro ngoại hối sẽ được loại bỏ. Ví dụ hiện đại phổ biến nhất về giao dịch chuyển đổi hàng hoá giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp là trao đổi thời gian hoặc trong không gian quảng cáo.
Có thể thấy rất nhiều công ty nhỏ, mới hình thành thường lựa chọn chuyển đổi hàng hóa bằng cách trao đổi quyền quảng cáo trên không gian kinh doanh của nhau. Giữa các công ty với một cá nhân cũng có thể diễn ra chuyển đổi hàng hóa. Ví dụ, một công ty kế toán có thể cung cấp một báo cáo kế toán cho một thợ điện nước để đổi lấy việc các văn phòng của họ người thợ đó sửa lại hệ thống điện nước.
- Chuyển đổi hàng hóa giữa các quốc gia
Các quốc gia cũng tham gia chuyển đổi hàng hóa khi họ đang gặp tình trạng chìm trong nợ nần và không có khả năng trả và không thể kiếm thêm được tài chính. Hàng hóa được xuất khẩu để đổi lấy hàng hóa mà đất nước họ đang cần. Bằng cách này, các quốc gia quản lý tốt hơn thâm hụt thương mại và giảm số nợ mà họ phải gánh chịu.
=> Xem thêm: Hàng hóa là gì? Đặc trưng, phân loại và thuộc tính cơ bản của hàng hóa
Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số, giao dịch điện tử tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 122,8 tỷ USD (tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước); kim ngạch nhập khẩu đạt 117,3 tỷ USD (giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước). Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng đã ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ như: hàng dệt may (giảm 12,7%), giầy - dép (giảm 6,9%)...
Đây chính là thời điểm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của giao dịch điện tử trong mua bán hàng hóa. Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19, giao dịch điện tư hay qua bên trung gian sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.