'Bom nợ' Evergrande có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam?

Thứ năm, 23/09/2021 | 13:56 Theo dõi CFĐT trên

Những ngày qua, khủng hoảng thanh khoản từ Evergrande, nhà phát triển bất động sản top đầu Trung Quốc đang khiến cho thị trường thế giới chấn động. Không chỉ chứng khoán lao dốc, USD tăng vọt, mà giá hàng hóa nguyên liệu cũng biến động mạnh.. .Vậy “bom nợ” Evergrande có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam?

'Bom nợ' Evergrande có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam?
'Bom nợ' Evergrande có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam?

Thị trường thép Việt Nam có liên đới?

Dẫn lời Doanh nghiệp Niêm yết, đại diện Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết: "Thị trường thép Trung Quốc có mối quan hệ và tác động nhiều đến thị trường Việt Nam, do đó nếu quả bom nợ Evergrande vỡ sẽ tác động ở một chừng mực đến ngành hàng bất động sản cũng như ngành thép của Trung Quốc, và từ đó có thể sẽ ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam".

Tuy nhiên, VSA cho rằng cần có thời gian nghiên cứu kỹ hơn để có những số liệu và dự báo xác thực về sự ảnh hưởng đối với giá thép và khả năng sản xuất, tiêu thụ mặt hàng thép trong thời gian tới.

Thị trường thép Việt Nam có liên đới?
Thị trường thép Việt Nam có liên đới?

Cùng chung nhận định, ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội vật liệu xây dựng Việt Nam, cho rằng: "Khi nhà phát triển bất động sản lớn của Trung Quốc là Evergrande đứng trước nguy cơ phá sản, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành vật liệu xây dựng của nước này, trong đó có ngành thép. Và khi ngành thép của ông lớn Trung Quốc bị ảnh hưởng nó sẽ liên đới đến các thị trường khác, đặc biệt là các thị trường lân cận như Việt Nam. Nhưng cụ thể ảnh hưởng như thế nào, trực tiếp hay gián tiếp, mức độ ra sao thì vẫn chưa có số liệu, cơ sở để đo lường". 

Chia sẻ rõ hơn về quan điểm của mình, theo ông Kỳ, khả năng Evergrande không chỉ đầu tư bất động sản ở Trung Quốc mà còn lấn sân sang các thị trường khác, có thể có cả Việt Nam với vai trò đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Do đó, khi Evergrande có vấn đề về tài chính, khả năng sẽ ảnh hưởng đến ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, trong đó có mặt hàng thép. Nguyên nhân khi các doanh nghiệp bất động sản này gặp khó khăn sẽ liên quan đến vấn đề đầu ra của các ngành vật liệu xây dựng, bao gồm cả sắt thép.

Thực tế, xét về mối quan hệ của hai thị trường láng giềng Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt trong ngành hàng thép, có thể thấy đó là mối quan hệ mật thiết với nhau ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu.

Cụ thể, số liệu thống kê của VSA cho biết Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất các sản phẩm thép cho Việt Nam như thép cuộn cán nóng, dây thép, thép cuộn cán nguội, tôn mạ kẽm, sắt thép vụn phế liệu với khối lượng gần 4,3 triệu tấn, trị giá hơn 3,5 tỷ USD, chiếm hơn 48% tổng lượng nhập khẩu và 45,5% tổng giá trị nhập khẩu các sản phẩm thép trong 8 tháng đầu năm nay.

Ngoài ra, đây cũng là quốc gia cung cấp nguyên phụ liệu sản xuất thép quan trọng của Việt Nam như quặng sắt, phôi thép,...

Không chỉ là nơi cung cấp, Trung Quốc còn là thị trường tiêu thụ thép lớn của Việt Nam với lượng nhập khẩu gần 1,8 triệu tấn, giá trị gần 1,1 tỷ USD, chiếm hơn 21% tổng lượng xuất khẩu và gần 15,5% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam trong tháng 8 tháng đầu năm 2021.

Đáng chú ý, tháng 8 vừa qua được ghi nhận là tháng có trị giá xuất khẩu sắt thép các loại cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ hai liên tiếp vượt 1 tỷ USD với trị giá xuất khẩu sắt thép các loại đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 35,2% về trị giá so với tháng trước và cao gấp 2,5 lần so với tháng 8/2020.

Đây được xem là tín hiệu lạc quan khi mức tiêu thụ nội địa "chạm đáy" 5 năm do tác động của dịch Covid-19. Theo đó, VSA cho rằng đây sẽ là "chìa khóa" cân bằng tăng trưởng mà các ngành hàng sẽ tiếp tục duy trì trong những tháng cuối năm. 

'Bom nợ' Evergrande và lời cảnh tỉnh cho trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

'Bom nợ' Evergrande và lời cảnh tỉnh cho trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
'Bom nợ' Evergrande và lời cảnh tỉnh cho trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

Theo Vietnamnet, trước lo sợ từ câu chuyện của Evergrande, thị trường chứng khoán Việt Nam hôm qua (21/9) đã giảm hơn 10 điểm về 1.339 điểm. Áp lực bán mạnh khiến các cổ phiếu bất động sản lớn như VHM - Vinhomes và BCM - Becamex, mất hơn 3%.

Theo các chuyên gia, ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam nếu có thì chỉ là các nhà cung ứng vật liệu cho các công trình của Evergrande, còn diễn biến bán tháo nhiều cổ phiếu bất động sản trong nước chỉ là động thái tâm lý hoảng sợ ngắn hạn.

"Việc vỡ nợ của các công ty bất động sản trong thời gian gần đây là do sự thay đổi chính sách nhanh và mạnh của Chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là việc áp trần giá bán nhà từ cuối 2020, tác động tới thị trường cho vay nhà ở khiến lợi nhuận của công ty bất động sản giảm bất thường và đứt thanh khoản. Còn với doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, hiện tại tình trạng sức khỏe tốt hơn rất nhiều trên bình diện chung, ví dụ lợi nhuận gộp hiện tại từ 40 - 60%, trong khi thời đỉnh cao Trung Quốc cũng chỉ 30 - 35%", ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup, cho biết.

Tuy nhiên, vụ việc Evergrande vẫn là lời cảnh báo để các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam nhìn nhận lại khả năng trả nợ của mình khi phát hành trái phiếu ồ ạt trên thị trường hiện nay.

Hiện phát hành trái phiếu vẫn là cuộc đua song mã của ngân hàng và bất động sản. 8 tháng đầu năm, nhóm bất động sản có tổng khối lượng phát hành 107,98 nghìn tỷ đồng, cao thứ 2 thị trường. Trong đó, có khoảng 21,6% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu, nhưng lại đi phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, đồng nghĩa giá trị cổ phiếu bị pha loãng và tài sản đảm bảo cho trái phiếu cũng "bay hơi". Trái chủ là nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhiều khi lại là nhà đầu tư không chuyên nghiệp, được công ty chứng khoán làm thủ thuật "gắn mác".

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Nhà đầu tư nước ngoài duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Thế giới cho biết, hiện các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn. Bằng chứng, vốn đầu đầu tư (FDI) trong 8 tháng đầu năm tăng mạnh, bất chấp đại dịch Covid-19.
Hai viễn cảnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021

Hai viễn cảnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021

Trong viễn cảnh 1, tăng trưởng GDP nằm trong ngưỡng 5-5,5% cho năm 2021. Ở viễn cảnh 2, GDP Việt Nam sẽ có khả năng tăng trưởng ở mức 3,5-4%.
Kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm qua những con số

Kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm qua những con số

Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động thương mại, vận tải và du lịch.
Hà Nội: Đồng ý chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4

Hà Nội: Đồng ý chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Sẽ xử lý nghiêm các trường hợp thao túng, làm giá cổ phiếu

Sẽ xử lý nghiêm các trường hợp thao túng, làm giá cổ phiếu

Đại diện UBCKNN cho biết, gần đây, trên thị trường xuất hiện một số cổ phiếu có dấu hiệu bất thường và đang tiến hành thanh tra, làm rõ. Nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm, đặc biệt là các trường hợp thao túng, làm giá cổ phiếu.
Trưa 23/9: Hà Nội ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 mới ở Long Biên, Thanh Xuân

Trưa 23/9: Hà Nội ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 mới ở Long Biên, Thanh Xuân

Theo Sở Y tế Hà Nội, trưa ngày 23/9, trên địa bàn Thủ đô ghi nhận thêm 05 ca mắc Covid-19 mới, đều ở khu cách ly, phong tỏa.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp