"Bom nợ" 300 tỷ USD của Evergrande ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu ra sao?

Thứ ba, 21/09/2021 | 16:53 Theo dõi CFĐT trên

Cuộc khủng hoảng nợ tại Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán toàn cầu. Các chiến lược gia cho rằng vụ việc có thể làm nền kinh tế toàn cầu gợn sóng.

Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, chính phủ Trung Quốc sẽ "giải cứu" trước khi vụ vỡ nợ xảy ra gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống ngân hàng nước này. Do đó, họ không cho rằng cuộc khủng hoảng của Evergrande có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính sâu rộng trên phạm vi toàn cầu.

Khi nào Trung Quốc vào cuộc giải cứu?

Câu hỏi quan trọng đối với các nhà đầu tư là làm thế nào và bao giờ các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ ra tay xử lý? Và liệu Trung Quốc có khởi động tái cơ cấu Tập đoàn Evergrande như các chuyên gia thị trường kỳ vọng hay không?

Các nhà đầu tư lo ngại rằng Bắc Kinh có khả năng để cho Evergrande sụp đổ, khiến các cổ đông và trái chủ trong nước thiệt hại nặng nề. Tuần trước, Evergrande cho biết họ đang phải đối mặt với khó khăn chưa từng có và bỏ ngỏ khả năng vỡ nợ. Trong khi đó, khoản thanh toán nợ trái phiếu phát hành ở thị trường nước ngoài sẽ đáo hạn vào ngày 23/9, tức chỉ còn 2 ngày nữa.

"Mọi người đang kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra một số giải pháp vì Evergrande là một công ty quan trọng về mặt hệ thống", ông Jimmy Chang, Giám đốc đầu tư tại Rockefeller Global Family Office nói với CNBC và cho rằng: "Evergrande có một khoản nợ trị giá 300 tỷ USD chưa thanh toán nên sẽ có sự ảnh hưởng nếu vấn đề của Evergrande không được giải quyết. Tôi nghĩ rằng một số doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực mạnh sẽ tiếp quản tập đoàn này".

Cuộc khủng hoảng nợ tại Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán toàn cầu (Ảnh: Nikkei).
Cuộc khủng hoảng nợ tại Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán toàn cầu (Ảnh: Nikkei).

Kinh tế toàn cầu ảnh hưởng ra sao?

Các chuyên gia thị trường cho rằng, "bom nợ" Evergrande có thể không dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo, nhưng nó có thể gây ra nhiều biến động.

Ông Rick Rieder - Giám đốc đầu tư về thu nhập cố định toàn cầu tại BlackRock - cho rằng, điều khó khăn là không thể đoán được chính phủ Trung Quốc sẽ xử lý vụ việc này ra sao cho đến khi có câu trả lời rõ ràng. Nhưng ông tin rằng, chính phủ Trung Quốc sẽ hành động và ổn định vụ việc. Theo ông, qua vụ việc này, các nhà đầu tư có thể sẽ thận trọng hơn khi đầu tư vào các công ty bất động sản và các công ty đa ngành ở Trung Quốc trong một thời gian.

Điều này có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc vốn đã chậm lại sẽ bị ảnh hưởng thêm và dòng vốn có thể chảy sang các nền kinh tế khác.

Theo ông Chang, chính phủ Trung Quốc cần nhanh chóng hành động vì vụ việc của Evergrande đang bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Theo ông, bất động sản là lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc và tài chính của nhiều gia đình dân nước này khi có hơn 90% người dân sở hữu nhà ở. Thậm chí, nhiều người mua nhà như một khoản đầu tư. Vì vậy, nếu cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande không được giải quyết, nó có thể trở thành một sự kiện "thiên nga đen" thực sự.

Thực tế là nền kinh tế Trung Quốc quá lớn nên có thể ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. "Nếu Trung Quốc gặp phải vấn đề kinh tế nghiêm trọng vì Evergrande thì phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng", ông Chang nói.

Chỉ số Dow Jones kết thúc phiên giao dịch hôm qua (20/9) đã giảm hơn 600 điểm sau khi thị trường chứng khoán ở châu Âu, Hồng Kông và các khu vực khác của châu Á giảm mạnh. Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong trái phiếu.

Trung Quốc sẽ chỉ vào cuộc để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng 

Ông Mark Williams - nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics - cho rằng: "Tôi nghĩ cuối cùng các nhà chức trách Trung Quốc cũng sẽ vào cuộc để đảm bảo cho hệ thống tài chính rộng lớn hơn không rơi vào khủng hoảng".

Theo ông, các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc sẽ phải đối mặt với vài tháng ảm đạm sắp tới. Các nhà hoạch định chính sách nước này sẽ để cho các doanh nghiệp bất động sản gánh chịu những tổn thất nhất định rồi mới vào cuộc để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

Ông Jim Chanos - Chủ tịch kiêm người sáng lập Kynikos Associates - cho rằng đây là thời điểm quan trọng đối với giới lãnh đạo Trung Quốc khi họ đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ đối với các công ty internet, công ty giáo dục, trò chơi và các ngành công nghiệp khác. Điều đó sẽ cho thấy Bắc Kinh phản ứng với Evergrande như thế nào.

"Chúng tôi đang thấy một sự thay đổi quan trọng trong cách chính phủ Trung Quốc đối xử với doanh nghiệp, giới doanh nhân và các nhà đầu tư… Họ sẽ xử lý như thế nào với Evergrande mà ai cũng tin là có? Và liệu các trái chủ phương Tây có được cứu? Hay chỉ những khách mua các dự án chưa hoàn thiện của Evergrande được cứu? Các ngân hàng sẽ ra sao?", ông Chao đặt loạt câu hỏi trên CNBC.

Thị trường bất động sản Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn

Ông Chao nói, kể từ năm 2011, Trung Quốc đã 4 lần cố gắng can thiệp, ngăn chặn tình trạng đầu cơ trên thị trường bất động sản. Trong mỗi đợt đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chững lại rất nhanh khiến các nhà chức trách phải nới lỏng, sau đó lại tiếp tục siết chặt.

Theo ông, thị trường bất động sản nhà ở tương đương với 20% GDP Trung Quốc, trong khi bất động sản nói chung ở mức khoảng 30% GDP.

Ông Williams của Capital Economic cho biết, có khoảng 1,4 triệu khách mua nhà đã đặt cọc và chờ Evergrande bàn giao nhà. "Chúng tôi không biết liệu họ có thể hoàn thành được các ngôi nhà đó hay không, nhưng có vẻ như khó xảy ra", ông nói.

Rủi ro xảy ra là nếu các công ty bất động sản khác cũng lâm vào tình huống tương tự thì giá trị tài sản sẽ bị ảnh hưởng và có thể gây ra xáo trộn trên thị trường bất động sản. Người tiêu dùng là một nhân tố lớn trong nền kinh tế Trung Quốc và một tác động trên thị trường nhà ở sẽ làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng nước này.

Thậm chí, điều đó cũng sẽ lan sang các thị trường khu vực và toàn cầu thông qua sự suy yếu của thị trường nhập khẩu Trung Quốc cũng như nhu cầu đối với các loại nguyên liệu thô của nước này chậm lại.

"Cùng với những thay đổi trong quy định ở Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại, nhu cầu hàng hóa cũng suy yếu, nhà đầu tư có lý do để dừng lại và kiên nhẫn đợi xem những gì đang xảy ra trong khu vực", ông Rieder nói.

Tuy vậy, ông cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc về bản chất có sự đan xen rất lớn với nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, vai trò quan trọng của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu sẽ không sớm biến mất.

Theo Dân trí
Theo VnMedia.vn Copy
Evergrande nhen nhóm nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Evergrande nhen nhóm nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

“Bài kiểm tra” đầu tiên trong cuộc khủng hoảng nợ Evergrande sẽ đến vào ngày 23/9, khi “gã khổng lồ” địa ốc đang lảo đảo của Trung Quốc đến hạn thanh toán tiền lãi trái phiếu.
Cổ phiếu Evergrande ‘bốc hơi’ 10% trong một buổi sáng, nguy cơ trở thành Lehman Brother thứ 2

Cổ phiếu Evergrande ‘bốc hơi’ 10% trong một buổi sáng, nguy cơ trở thành Lehman Brother thứ 2

Sự kiện ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ cách đây 13 năm đã cho thấy sự suy tàn của một doanh nghiệp có thể gây chấn động trên toàn thế giới như thế nào. Hiện tại, "chúa chổm" Evergrande tại Trung Quốc đang khiến công chúng lo ngại về một cú sốc tương tự.
Trung Quốc đang nằm trên ‘quả bom nợ’ Evergrande

Trung Quốc đang nằm trên ‘quả bom nợ’ Evergrande

Đại gia bất động sản Evergrande đang lâm nguy vì khối nợ hàng trăm tỷ đô. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu một cuộc đổ vỡ xảy ra, tác động có thể lan rộng ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Từ ngày 21/9, người ra, vào Thủ đô cần có những loại giấy tờ nào?

Từ ngày 21/9, người ra, vào Thủ đô cần có những loại giấy tờ nào?

Dù nới lỏng giãn cách nhưng Hà Nội vẫn kiểm soát chặt chẽ người ra, vào thành phố. Vậy từ 21/9, những ai sẽ được phép di chuyển qua 22 chốt ở cửa ngõ Thủ đô và cần những loại giấy tờ nào?
TP. HCM: Thay đổi cách thức lấy mẫu xét nghiệm, căng dây phong tỏa nhà có F0

TP. HCM: Thay đổi cách thức lấy mẫu xét nghiệm, căng dây phong tỏa nhà có F0

TP.HCM đã quyết định thay đổi về cách thức lấy mẫu giám sát xét nghiệm cho các vùng nguy cơ đến ngày 30/9; Các hộ gia đình có ca dương tính phải được căng dây phong tỏa và dán biển đỏ cảnh báo trước cửa…
Rủi ro bảo mật đến từ các thiết bị được kết nối Internet

Rủi ro bảo mật đến từ các thiết bị được kết nối Internet

Một cuộc khảo sát nhằm phân tích xu hướng và nghiên cứu rủi ro bảo mật từ dữ liệu ẩn danh trên 500 hoạt động triển khai của các công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khoa học đời sống, bán lẻ và sản xuất cho thấy, hệ điều hành lỗi thời mang đến nhiều rủi ro…
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp