Cổ phiếu Evergrande ‘bốc hơi’ 10% trong một buổi sáng, nguy cơ trở thành Lehman Brother thứ 2

Thứ hai, 20/09/2021 | 14:00 Theo dõi CFĐT trên

Sự kiện ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ cách đây 13 năm đã cho thấy sự suy tàn của một doanh nghiệp có thể gây chấn động trên toàn thế giới như thế nào. Hiện tại, "chúa chổm" Evergrande tại Trung Quốc đang khiến công chúng lo ngại về một cú sốc tương tự.

Cổ phiếu Evergrande ‘bốc hơi’ 10% trong một buổi sáng, nguy cơ trở thành ‘Lehman Brother’ thứ 2
Cổ phiếu Evergrande ‘bốc hơi’ 10% trong một buổi sáng, nguy cơ trở thành ‘Lehman Brother’ thứ 2

Nguy cơ vỡ nợ đã khiến giá cổ phiếu tập đoàn bất động sản khổng lồ của Trung Quốc Evergrande giảm chóng mặt trong phiên giao dịch sáng nay (20/9) tại thị trường Hồng Kông.

Một số chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về “hiệu ứng domino” trong ngành bất động sản Trung Quốc nếu tập đoàn này đổ vỡ.

Theo tin từ CNBC, cổ phiếu Evergrande có thời điểm sụt hơn 10%, góp phần khiến chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hồng Kông giảm gần 2,2%.

cổ phiếu Evergrande có thời điểm sụt hơn 10%
cổ phiếu Evergrande có thời điểm sụt hơn 10%

Nhà phân tích Jenny Zeng của AllianceBernstein cảnh báo rằng những công ty bất động sản đang trong tình trạng thanh khoản căng thẳng của Trung Quốc cũng có thể bị đẩy tới bờ vực sụp đổ vì cuộc khủng hoảng ở Evergrande.

Bà Zeng, trưởng bộ phận trái phiếu thị trường châu Á của AllianceBernstein, nói rằng nguy cơ đổ vỡ ở Evergrande có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.

“Trên thị trường trái phiếu USD phát hành ở thị trường nước ngoài, có nhiều công ty phát hành trái phiếu là doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc, trong đó có nhiều đơn vị đang chịu áp lực lớn”, bà Zeng nói, cho rằng những doanh nghiệp như vậy “có thể không tồn tại lâu thêm được” nếu các kênh vốn bị đóng lại trong một thời gian kéo dài.

Dù từng công ty như vậy chỉ có quy mô nhỏ so với Evergrande nếu đứng riêng lẻ, nhưng gộp lại, những công ty đó chiếm tới 10-15% toàn thị trường bất động sản Trung Quốc. Bà Zeng nhấn mạnh rằng một sự sụp đổ có thể dẫn tới ảnh hưởng lan rộng mang tính hệ thống sang các bộ phận khác của nền kinh tế.

“Một khi sự đổ vỡ đã xảy ra, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải mất nhiều công sức để giải quyết hơn là ngăn chặn ngay từ đầu”, bà Zeng phát biểu.

Theo bà Zeng, nếu không tính đến rủi ro hệ thống, những rủi ro tài chính liên quan trực tiếp đến Evergrande thực ra có thể kiểm soát được. Bà nói rằng đó là do thị trường bất động sản Trung Quốc còn khá phân tán. “Cho dù Evergrande có quy mô khổng lồ, công ty này chỉ chiếm khoảng 4%, thậm chí hiện còn ít hơn, tổng doanh số hàng năm của thị trường. Nợ của Evergrande, đặc biệt là nợ trong nước, đều có tài sản đảm bảo”.

Một số nhà kinh tế đã cảnh báo rằng sự sụp đổ của Evergrande có thể trở thành “khoảnh khắc Lehman” của Trung Quốc – so sánh với vụ đổ vỡ ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ do khủng hoảng nợ dưới chuẩn, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Một số nhà kinh tế đã cảnh báo rằng sự sụp đổ của Evergrande có thể trở thành “khoảnh khắc Lehman” của Trung Quốc
Một số nhà kinh tế đã cảnh báo rằng sự sụp đổ của Evergrande có thể trở thành “khoảnh khắc Lehman” của Trung Quốc

Tuy nhiên, chuyên gia Simon MacAdam của Capital Economics cho rằng so sánh như vậy là “thiếu chính xác”.

“Một vụ vỡ nợ có kiểm soát hay một sự sụp đổ lộn xộn của Evergrande sẽ không có ảnh hưởng lớn đến thị trường toàn cầu ngoài việc gây ra một số biến động thị trường”, ông MacAdam nhận định trong một báo cáo. “Cho dù Evergrande có là một trong những công ty bất động sản lớn đầu tiên ở Trung Quốc rơi vào đổ vỡ, chúng tôi cho rằng điều này chỉ gây ra sự giảm tốc mạnh mẽ trong nền kinh tế Trung Quốc nếu có một bước đi sai lầm nào đó về chính sách”.

Tính đến hết phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, giá cổ phiếu Evergrande niêm yết tại Hồng Kông đã giảm hơn 80%.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Trung Quốc đang nằm trên ‘quả bom nợ’ Evergrande

Trung Quốc đang nằm trên ‘quả bom nợ’ Evergrande

Đại gia bất động sản Evergrande đang lâm nguy vì khối nợ hàng trăm tỷ đô. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu một cuộc đổ vỡ xảy ra, tác động có thể lan rộng ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Evergrande Group đứng trước nguy cơ vỡ nợ, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc

Evergrande Group đứng trước nguy cơ vỡ nợ, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc

Trái phiếu do China Evergrande Group, tập đoàn BĐS lớn thứ 2 Trung Quốc phát hành đã sụt giảm mạnh vào ngày 6/9 sau khi bị hạ xếp hạng tín nhiệm, dẫn đến các hạn chế trong việc sử dụng chúng làm tài sản thế chấp. Điều này khiến các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc phải tạm ngừng giao dịch trái phiếu này.
Hà Nội: Dự kiến chấm dứt việc phân chia 3 vùng 'xanh', 'đỏ', 'cam' sau 21/9

Hà Nội: Dự kiến chấm dứt việc phân chia 3 vùng 'xanh', 'đỏ', 'cam' sau 21/9

Ngày 19/9, trong cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy công tác phòng, chống Covid-19 của TP. Hà Nội với Sở Chỉ huy các sở, quận, huyện, thị xã, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đã phát biểu về việc sau ngày 21/9, dự kiến Hà Nội sẽ không phân chia 3 vùng nữa.
Người Việt mất bao nhiêu ngày làm việc để kiếm đủ tiền mua iPhone 13?

Người Việt mất bao nhiêu ngày làm việc để kiếm đủ tiền mua iPhone 13?

Nếu như người Thụy Sỹ chỉ cần 4,4 ngày làm việc (không chi tiêu gì), Singapore mất chỉ 7,6 ngày làm việc để mua được iPhone 13 thì người Việt mất bao nhiêu ngày làm việc để lấy tiền mua Táo khuyết?
Baemin vừa trở lại đã bị sao kê ‘chiếu mạng’, ứng dụng dính bão 1 sao

Baemin vừa trở lại đã bị sao kê ‘chiếu mạng’, ứng dụng dính bão 1 sao

Vào hôm 17/9, ứng dụng giao đồ ăn Baemin đã thông báo hoạt động trở lại tại địa bàn Hà Nội và trước đó là TP. HCM. Tuy nhiên, trên cửa hàng ứng dụng, Baemin bất ngờ nhận bão 1 sao vì lý do liên quan đến MC Trấn Thành.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp