Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh được gây ra bởi virus, nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề. Bệnh tay chân miệng có dễ lây lan không?
Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh được gây ra bởi virus, nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề. Bệnh tay chân miệng có dễ lây lan không?
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì sẽ có một số biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có những vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
Lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông của trẻ có thể phát ban dạng phỏng nước. Dạng này thường tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) và sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể hồi phục hoàn toàn sau 8 - 10 ngày hoặc có biến chứng nặng nề như thần kinh, suy hô hấp, suy tuần hoàn,… dẫn đến tử vong nếu không được đưa tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.
Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng và miễn dịch của trẻ thường yếu hơn người lớn.
Trẻ là đối tượng thường hay đưa tay, đồ chơi vào miệng, điều này sẽ khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết. Bệnh tay chân miệng phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
Nguy cơ “trẻ lây cho trẻ” mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi 1 trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng nhưng giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần do virus còn trong phân.
Thực tế, dù trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng và cách ly ở nhà 1 - 2 tuần cho tới khi hết bệnh thì khi đi học, trẻ vẫn có thể lây bệnh cho các bạn khác.
Do virus gây bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, bệnh có thể được lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ bọng nước hoặc phân của người bệnh. Vì vậy, bệnh tay chân miệng rất khó phòng ngừa, nhất là khi trẻ đi học tại nhà trẻ hay mẫu giáo.
Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có thuốc phòng chống virus hoặc các loại vắc-xin đặc hiệu để phòng ngừa các loại virus enterovirus không gây bại liệt.
Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân, sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Các bậc cha nên bù đủ nước cho trẻ nếu có sốt cao. Cần cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và thường xuyên vệ sinh miệng bằng các dung dịch sát khuẩn...