Người lớn có mắc bệnh tay chân miệng?

Thứ năm, 08/04/2021 | 17:18 Theo dõi CFĐT trên
Người lớn có mắc bệnh tay chân miệng?
Người lớn có mắc bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước, thường xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng.

Virus coxsackievirus A16 và virus enterovirus 71 được cho là nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng. Căn bệnh chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa.

Bệnh này thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho người bệnh và thậm chí là đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng là do virus gây ra, bao gồm virus Coxsackie, virus Echo và các vi rút đường ruột khác. Và thường gặp nhất là virus đường ruột type enterovirus 71 và virus coxsackie A16. Đặc biệt, virus enterovirus 71 có thể gây biến chứng nặng nề cho người mắc phải như viêm màng não, viêm não hoặc cơ tim bị tổn thương.

Bệnh tay chân miệng lây lan qua đường tiêu hóa thông qua việc tiếp xúc thông thường giữa người bệnh với người khỏe mạnh như hắt hơi, ho hay dịch tiết từ nốt phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, để phòng bệnh, mọi người cần vệ sinh chân tay sạch sẽ.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Bện tay chân miệng có những biểu hiện như sau: Ho, sốt, sổ mũi, buồn nôn, mệt mỏi, nôn, đau nhức cơ, đau họng, cảm giác không ngon miệng, các nốt ban đỏ xuất hiện trong lòng bàn tay, bàn chân nhưng không gây ngứa, mụn nước xuất hiện trong miệng, họng và gây đau, giật mình, co giật, khó thở, bí tiểu…

Nếu bệnh này trở nặng, người bệnh sẽ có thể bị nôn nhiều, sốt cao kéo dài hoặc bị co giật.

Đối với thai phụ, khi mắc tay chân miệng sẽ gây nhiều rủi ro cho thai nhi như sảy thai, thai lưu hoặc nhiễm trùng khi mang thai.

Người lớn có mắc bệnh tay chân miệng?

Dẫn lời Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm & Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM cho biết: “Bệnh tay chân miệng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể mắc bệnh này”.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế: “Người lớn tuy miễn dịch với bệnh tay chân miệng cao, tuy nhiên không phải không có khả năng mắc bệnh. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh.

Nếu không khám chữa kịp thời, người mang virus bệnh sẽ trở thành nguồn lây cho những người xung quanh và nhất là người thân trong nhà. Cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất là phải ăn sạch, uống sạch và rửa tay với xà bông thường xuyên, trách tiếp xúc với người bệnh".

BS. CK2 , Trưởng khoa Nhi C, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM khuyến cáo, nếu một người bị nóng sốt và sốt phát ban từ 3 - 6 ngày kèm theo cảm giác chán ăn, bồn chồn, đau họng, xuất hiện các mụn nước nhỏ ở miệng, bàn tay, bàn tay, mông, đùi…. thì có thể đã nhiễm bệnh tay chân miệng.

Người lớn mắc bệnh tay chân miệng hầu hết nhẹ hơn trẻ em. Biến chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn thường ít xảy ra, nhưng người bệnh cũng có thể bị cứng cổ, đau đầu, đau lưng…

Vũ Thành
Theo VnMedia.vn Copy
Bộ Y tế yêu cầu khẩn cấp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế yêu cầu khẩn cấp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh tay chân miệng tại một số địa phương trên cả nước, mới đây, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa hè.
Phát hiện biến thể virus SARS-CoV-2 mang đột biến kép ở Mỹ

Phát hiện biến thể virus SARS-CoV-2 mang đột biến kép ở Mỹ

Mới đây, tại vịnh California ở Mỹ vừa phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang đột biến kép.
Khi các bé sốt cần cho ăn thế nào?

Khi các bé sốt cần cho ăn thế nào?

Khi trẻ bị sốt, nếu xử lý không đúng cách hoặc không kịp thời có thể gây tổn thương các tế bào thần kinh, nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê hoặc tử vong. Vậy, khi các bé sốt cần cho ăn thế nào?
Danh sách 65 Hội đồng thi tốt nghiệp THPT

Danh sách 65 Hội đồng thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách hội đồng thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Thí sinh cần lưu ý điền đúng mã các hội đồng thi, tránh nhầm để trượt oan.
Điểm mặt 74 mã không được giao dịch ký quỹ trên HOSE trong quý 2

Điểm mặt 74 mã không được giao dịch ký quỹ trên HOSE trong quý 2

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM vừa thông báo một loạt chứng khoán không được giao dịch ký quỹ (margin) trên HOSE quý 2, trong đó có mặt cả các mã có tên tuổi như HVN, BVH, OGC...
Tesla đang tìm kiếm showroom triển lãm xe điện ở Ấn Độ

Tesla đang tìm kiếm showroom triển lãm xe điện ở Ấn Độ

Tesla đang tìm kiếm các địa điểm để mở các phòng trưng bày mẫu xe điện của mình ở 3 thành phố lớn của Ấn Độ.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp