Lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc trong năm qua, với các quy định được thắt chặt, hàng trăm tỷ USD vốn hoá thị trường bị “thổi bay” khỏi các công ty công nghệ, và Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực nhằm đạt tới tự chủ công nghệ.
Vào thời điểm năm 2021 sắp kết thúc, trang CNBC đề cập đến 5 vấn đề lớn của ngành công nghệ Trung Quốc trong năm tới:
1. Tăng cường giám sát ngành công nghệ
Vào tháng 11/2020, kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty công nghệ tài chính Ant Group bất ngờ bị đình chỉ. Nếu diễn ra, vụ phát hành này sẽ trở thành cuộc IPO lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới.
Sau khi đình chỉ kế hoạch IPO của Ant, Bắc Kinh đưa ra một loạt quy định mới nhằm tăng cường giám sát các công ty công nghệ trong nước, từ đẩy mạnh chống độc quyền trên các nền tảng Internet cho tới tới tăng cường luật bảo vệ dữ liệu. Tiếp đó, công ty thương mại điện tử khổng lồ Alibaba và công ty giao hàng thực phẩm Meituan cùng lĩnh án phạt vì hành vi độc quyền.
“Gọng kìm” kiểm soát siết lại đã tác động lớn đến các công ty Internet Trung Quốc, điển hình là Alibaba với giá cổ phiếu đã giảm 41% từ đầu năm đến nay.
Một số câu hỏi mà giới quan sát và các công ty công nghệ Trung Quốc đang đặt ra vào thời điểm này:
Liệu Trung Quốc có đưa ra thêm các biện pháp giám sát mới, và nếu có sẽ là quy định mới trong những lĩnh vực nào? Những công ty nào có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của sự tưang cường giám sát? Tăng trưởng của ngành công nghệ Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Sự đối đầu gia tăng về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm gia tăng tính cấp bách đòi hỏi Bắc Kinh đẩy mạnh nỗ lực nhằm đạt tới sự tự chủ công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Một trong số các lĩnh vực đó là bán dẫn – linh kiện giữ vai trò then chốt trong hàng loạt sản phẩm từ ô tô cho tới điện thoại di động.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong việc đuổi kịp Mỹ và các quốc gia khác về con chip. Nguyên nhân nằm ở sự phức tạp của chuỗi cung ứng linh kiện bán dẫn - lĩnh vực lâu nay vẫn nằm dưới sự thống lĩnh của các công ty nước ngoài.
Một ví dụ điển hình nằm ở mảng sản xuất chip. SMIC, công ty sản xuất chip gia công lớn nhất của Trung Quốc, bị xem là lạc hậu nhiều năm so với hãng TSMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc. SMIC hiện chưa có khả năng sản xuất những con chip tiên tiến nhất được dùng trong những mẫu điện thoại thông minh (smartphone) hàng đầu.
Các công ty nước ngoài hiện đang sở hữu những công cụ và trang thiết bị hiện đại nhất cần thiết cho việc sản xuất những con chip cấp cao. Trong khi đó, lệnh trừng phạt của Mỹ khiến Trung Quốc không thể tiếp cận với nhiều trong số những công cụ và trang thiết bị này, dẫn tới việc các hãng chip Trung Quốc khó cạnh tranh.
Việc Trung Quốc sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chip trong nước như thế nào trong bối cảnh những trở ngại như vậy vẫn đang là một câu hỏi lớn.
Ngành công nghiệp chip mới chỉ là một trong số những lĩnh vực công nghệ mà Trung Quốc muốn tăng cường sức mạnh.
Trong kế hoạch 5 năm mới nhất, Trung Quốc tuyên bố sẽ đưa “tự chủ và tự cải tiến về khoa học và công nghệ trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển quốc gia”. Kế hoạch này nêu rõ những lĩnh vực mà Bắc Kinh cho là “công nghệ mới”, bao gồm tí tuệ nhân tạo (AI) và du lịch vũ trụ.
Trung Quốc đã đạt tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực vũ trụ, bao gồm phóng trạm vũ trụ lên quỹ đạo. Nước này có tham vọng đưa phi hành đoàn đầu tiên của mình lên Sao Hoả vào năm 2033. Về trí tuệ nhân tạo, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc gồm Baidu và Tencent đều đang đầu tư mạnh mẽ.
Một lĩnh vực khác mà Trung Quốc đang nhấn mạnh là ô tô điện. Phát triển xe chạy điện là một phần trong nỗ lực của Chính phủ nước này nhằm giảm phát thải, tiến tới mục tiêu đạt carbon trung tính vào năm 260.
Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho các loại xe chạy năng lượng mới, trong đó có ô tô điện. Các chính này bao gồm trợ cấp và các chương trình khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ các loại xe không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường. Hàng chục nghìn doanh nghiệp đã nhảy vào lĩnh vực này, nhưng nhiều trong số đó thậm chí chưa bao giờ sản xuất được một mẫu xe nào.
Trong nửa đầu năm 2021, có khoảng 1,1 triệu ô tô điện được bán ở Trung Quốc, gần bằng toàn bộ con số của cả năm 2020 – theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Canalys. Trung Quốc hiện là thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành ô tô điện Trung Quốc đã thu hút sự tham gia của nhiều công ty mới đến từ lĩnh vực công nghệ. Hãng smartphone Xiaomi dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt mẫu xe điện đầu tiên của mình vào nửa đầu năm 2024. Công cụ tìm kiếm Baidu cũng đã mở một công ty ô tô điện với hãng sản xuất ô tô đồng hương Geely.
Ngoài những thuận lợi và khó khăn kể trên, các công ty công nghệ Trung Quốc còn đối mặt với sự giảm tốc của nền kinh tế trong nước.
Một số nhân tố gồm thiếu điện và chiến dịch giảm nợ trong ngành bất động sản đã làm gia tăng thách thức đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, bên cạnh những khó khăn trước đó như tiêu dùng hạn chế do ảnh hưởng của các biện pháp chống dịch Covid-19.
Sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu ngấm vào kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ nước này. Alibaba mới đây đã cắt giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận cho năm tài khoá hiện tại.
Giám đốc chiến lược của Tencent, ông James Mitchell, nói rằng doanh thu quảng cáo của công ty sẽ “còn yếu trong vài quý tới do các thách thức về vĩ mô và quy chế giám sát ảnh hưởng đến một số lĩnh vực quảng cáo chủ chốt”.
Được cho là "thách thức" cơ quan quản lý, ngay sau thương vụ IPO khủng hồi tháng 7/2021 của Didi, nhà chức trách Trung Quốc đã nhanh đóng khởi động hàng loạt cuộc điều tra nhằm vào gã khổng lồ này và cân nhắc đưa ra những án phạt chưa có tiền lệ, bao gồm cả việc hủy niêm yết.
Các chính sách Zero Covid ngày càng cực đoan của Trung Quốc đang cản trở sự phục hồi của ngành vận tải biển. Đồng thời, kéo dài cuộc khủng hoảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều cảng biển tê liệt và những kệ hàng trống trơn ở nhiều nơi trên thế giới.
Các tỷ phú nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Trung Quốc đã tự rút ít nhất 3,8 tỷ USD tiền túi để cứu công ty thoát khỏi bờ vực vỡ nợ, khi cuộc khủng hoảng thanh khoản đang nhấn chìm ngành địa ốc nước này.
Ông Chu Ngọc Anh yêu cầu ngành y tế Thành phố tổng hợp, phân loại các trường hợp F1, F2 theo đặc thù của những đô thị lớn (như với các trường hợp đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, có đeo khẩu trang, đứng trong cùng khoang thang máy với F0 trong thời gian ngắn).
VerseHub - một startup công nghệ Việt theo xu hướng Metaverse vừa nhận vốn đầu tư 1 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư thiên thần giấu tên, dẫn đầu bởi GameFi.
Tesla được coi là cái nôi sản sinh nhiều doanh nhân và lãnh đạo nổi tiếng, những người mặc dù đã rời công ty nhưng vẫn tiếp tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực của ngành ô tô điện.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.