Hàng loạt CEO bất động sản Trung Quốc rút hàng tỷ USD tiền túi để cứu công ty

Thứ hai, 22/11/2021 | 10:05 Theo dõi CFĐT trên

Các tỷ phú nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Trung Quốc đã tự rút ít nhất 3,8 tỷ USD tiền túi để cứu công ty thoát khỏi bờ vực vỡ nợ, khi cuộc khủng hoảng thanh khoản đang nhấn chìm ngành địa ốc nước này.

Hàng loạt ‘ông lớn’ bất động sản Trung Quốc rút hàng tỷ USD tiền túi để cứu công ty
Hàng loạt ‘ông lớn’ bất động sản Trung Quốc rút hàng tỷ USD tiền túi để cứu công ty

Bằng rất nhiều cách, từ bán những tài sản xa xỉ cho tới cổ phần trong công ty niêm yết, bảng cân đối tài chính cá nhân của các “ông trùm” bất động sản Trung Quốc đã trở thành chìa khoá để nhà đầu tư xác định liệu công ty của các vị tỷ phú này có thực hiện được nghĩa vụ nợ hay không. Theo hãng tin Bloomberg, trong mấy tuần gần đây, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của ít nhất 7 công ty phát triển địa ốc Trung Quốc đã bỏ tiền túi để hỗ trợ công ty mình.

Những nỗ lực này cho thấy cuộc khủng hoảng thanh khoản lần này trong ngành bất động sản Trung Quốc nghiêm trọng hơn nhiều so với những lần trước kia khi các công ty vẫn có thể huy động tiền mặt bằng cách tung khuyến mãi hoặc bán bớt tài sản. Hiện nay, khi doanh số bán nhà và giá nhà ở Trung Quốc cùng giảm mạnh, các ngân hàng ngại cho vay, và lợi suất trên thị trường trái phiếu quốc tế tăng mạnh, nhiều công ty phải dựa vào túi tiền của nhà sáng lập như một giải pháp cuối cùng.

Việc các tỷ phú bất động sản Trung Quốc phải dùng tiền cá nhân để cứu công ty trái ngược với những gì thường diễn ra ở các nước phương Tây, nơi quy định về trách nhiệm hữu hạn thường giúp bảo vệ tài sản cá nhân của người kiểm soát doanh nghiệp khỏi các chủ nợ. Ở Trung Quốc, ranh giới này không mấy rõ ràng.

Ông Zhiwu Chen, Giám đốc Viện châu Á Toàn cầu thuộc Đại học Hồng Kông cho biết: “Ở Trung Quốc, cơ quan chức năng có thể gây áp lực buộc cổ đông lớn hoặc cổ đông kiểm soát hoà tài sản cá nhân của họ vào tài sản công ty và xem những tài sản này là không thể tách rời. Đó một phần là do cổ đông kiểm soát, nhất là các nhà sáng lập, cũng thường xem tài sản công ty cũng là tài sản cá nhân của họ”.

Ít nhất vào lúc này, động thái như vậy của các tỷ phú bất động sản Trung Quốc cũng khiến giới chủ nợ trái phiếu giảm bớt nỗi lo.

Giá trái phiếu USD với lãi suất cuống phiếu 8,25% đáo hạn vào năm 2022 của China Evergrande Group đã tăng lên mức 30 cent/1 USD mệnh giá, từ mức thấp kỷ lục 22,7 cent cách đây một tháng. Giá trái phiếu hồi phục sau khi Chủ tịch Evergrande, tỷ phú Hứa Gia Ấn bán bớt tài sản cá nhân và cầm cố cổ phiếu để vay tiền hỗ trợ công ty.

Hiện chưa rõ số tiền mà ông Hứa bỏ ra cho Evergrande sẽ được sử dụng như thế nào, nhưng Evergrande đã ba lần thoát khỏi bờ vực vỡ nợ bằng cách thanh toán được lãi suất trái phiếu vào phút chót.

Trái phiếu của loạt công ty bất động sản lớn khác của Trung Quốc, gồm Sunac China Holdings, Guangzhou R&F Properties, Shimao Group Holdings, và CIFI Holdings Group cũng đồng loạt tăng sau khi có tin về hỗ trợ tài chính mà nhà sáng lập dành cho công ty.

các
các "đại gia" bất động sản Trung Quốc bỏ tiền túi để giải cứu công ty (Ảnh: Bloomberg)

Dưới đây là động thái bỏ tiền túi cứu công ty của một số tỷ phú bất động sản Trung Quốc thời gian gần đây, do Bloomberg điểm lại:

Hứa Gia Ấn, Evergrande

Hui Ka Yan, Evergrande
Hứa Gia Ấn, Chủ tịch Evergrande

Ông Hứa - người sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó ở một vùng nông thôn tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, từ đó vươn lên xây dựng một trong những công ty bất động sản lớn nhất thế giới.

Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, ông Hứa đã bơm gần 1,1 tỷ USD vào Evergrande trong thời gian từ tháng 7 đến nay. Số tiền này tương đương khoảng 1/8 khối tài sản ước tính đạt 7,7 tỷ USD của ông Hứa. Hiện chưa rõ khối tài sản thực sự của ông Hứa lớn như thế nào và có đủ độ thanh khoản để tạo ra một sự khác biệt lớn nào đối với tổng nghĩa vụ nợ lên tới hơn 300 tỷ USD của Evergrande hay không.

>> Chiến lược ‘Zero-Covid’ khiến nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Sun Hongbin, Sunac

Sun Hongbin, Sunac
Sun Hongbin, Sunac

Sự nghiệp thăng trầm của tỷ phú Sun bao gồm một lần đi tù và một lần buộc phải bán lại một công ty bất động sản khác mà ông từng dự báo sẽ trở thành doanh nghiệp địa ốc lớn nhất Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của ông Sun, Sunac phát triển mạnh thông qua mua lại tài sản của các công ty địa ốc khác khi gặp khó khăn.

Ông Sun phải ngồi tù vào đầu thập niên 1990 sau khi bị buộc tội biển thủ công quỹ, nhưng bản án đó về sau đã được xoá. Nhiều nhà đầu tư cá nhân hâm mộ ông Sun vì phong cách thẳng thắn, những kế hoạch kinh doanh táo bạo, và khả năng vượt qua thách thức của ông. Khối tài sản ròng của ông Sun, theo ước tính của xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index, đạt khoảng 4,4 tỷ USD.

Gần đây, khi Sunac gặp khó về thanh khoản, ông Sun đã dùng tiền túi để cung cấp cho công ty khoảng 450 triệu USD tiền vay không lãi.

>> Giá nhà đất tại Trung Quốc hạ nhiệt

Hui Wing Mau, Shimao

Hui Wing Mau, Shimao
Hui Wing Mau, Shimao

Sinh ở Phúc Kiến, ông Hui từng có thời gian làm bác sỹ ở nông thôn trước khi di cư sang Hồng Kông làm công nhân may. Ông trở về Phúc Kiến khi ngoài 30 tuổi và bắt đầu kinh doanh bất động sản bằng cách phát triển một trong những chuỗi khách sạn 3 sao đầu tiên ở Trung Quốc, cùng các dự án nhà ở và khu nghỉ dưỡng. Hiện nay, Shimao sở hữu một chuỗi khách sạn xa xỉ toạ lạc tại những khu đất “vàng” thuộc các thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Trong khối tài sản cá nhân ước tính đạt 5,6 tỷ USD của ông Hui có 3 tầng trong toà nhà văn phòng đắt giá nhất thế giới The Center ở Hồng Kông. Ông đã dùng 3 tầng nhà văn phòng này làm tài sản thế chấp vay tiền hỗ trợ công ty. Ước tính, ông đã bơm cho công ty khoảng 181 triệu USD trong thời gian gần đây.

>> Giới đầu tư Trung Quốc quay lưng với các sản phẩm đầu tư bất động sản

Lin Zhong, Lin Feng, CIFI

Lin Zhong, Lin Feng, CIFI (Đứng thứ 2 từ trái qua phải)
Lin Zhong, Lin Feng, CIFI (Đứng thứ 2 từ trái qua phải)

Không lâu sau khi tốt nghiệp Đại học Hạ Môn, vào năm 1992, Lin Zhong cùng một người em trai mở một công ty môi giới bất động sản. Chỉ hai năm sau, hai anh em họ Lin biến công ty môi giới này thành một công ty phát triển địa ốc.

Năm 1998, khi Trung Quốc cho phép sở hữu nhà tư nhân, Lin Zhong đi đến một quyết định táo bạo là chuyển trụ sở công ty tới Thượng Hải để lấy đà mở rộng toàn quốc. Một người em trai khác của Lin Zhong là Lin Feng cũng gia nhập công ty của các anh sau khi học xong cao học.

Gần đây, Lin Zhong và Lin Feng đã rót khoảng 216 triệu USD tiền túi để giải toả căng thẳng thanh khoản trong công ty bất động sản CIFI.

>> Giao dịch bất động sản của Trung Quốc sụt giảm tháng thứ 4 liên tiếp

Zhang Li, Li Sze Lim, R&F

Zhang Li, Li Sze Lim, R&F
Zhang Li, Li Sze Lim, R&F

Sự kết hợp giữa Zhang Li, một cựu quan chức chính quyền ở Quảng Châu, và Li Sze Lim, một cựu thương nhân người Hồng Kông, là một hiện tượng hiếm gặp trong ngành bất động sản Trung Quốc. Họ trở nên nổi tiếng sau khi chung tiền mua một lô đất lớn ở ngoại ô Quảng Châu và sau đó bán lại, bỏ túi một khoản lãi khổng lồ.

R&F, công ty của ông Zhang và ông Li, tiến vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn vào năm 2007, khi R&F chi 2,9 tỷ USD để mua lại 77 khách sạn của Dalian Wanda Group. R&F hiện là nhà sở hữu lớn nhất thế giới trong lĩnh vực khách sạn hạng sang, với 91 khách sạn đang hoạt động và 45 khách sạn khác đang được xây dựng.

Trong lúc công ty gặp khó khăn về tài chính trong thời gian gần đây, ông Zhang và ông Li đã cam kết cung cấp 1,027 tỷ USD vốn ngắn hạn cho công ty, bằng cách bán đi một công ty quản lý bất động sản thuộc quyền sở hữu của hai người.

>> Giá hàng hóa Trung Quốc bắt đầu hụt hơi, áp lực lạm phát giảm bớt

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Đầu tư bất động sản không thể 'lướt sóng', 'thoát' nhanh thời điểm này

Đầu tư bất động sản không thể 'lướt sóng', 'thoát' nhanh thời điểm này

Theo chuyên gia, nếu có tiền nhàn rỗi nên đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, đầu tư thời điểm này không nên xác định sẽ 'thoát' nhanh được vì thị trường hiện gần như triệt tiêu vấn đề đầu tư 'lướt sóng'...
Giao dịch bất động sản của Trung Quốc sụt giảm tháng thứ 4 liên tiếp

Giao dịch bất động sản của Trung Quốc sụt giảm tháng thứ 4 liên tiếp

Doanh thu bất động sản tại Trung Quốc đã sụt giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 10 so với cùng kỳ, khi các nhà phát triển bất động sản tỏ ra cẩn trọng sau các quy định siết chặt hoạt động cho vay mới.
Crystal Bay huy động 450 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 9,5%/năm

Crystal Bay huy động 450 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 9,5%/năm

Sau 5 năm thành lập, Công ty Cổ phần Crystal Bay lần đầu tiên gọi vốn qua kênh trái phiếu, thu về 450 tỷ đồng, gần bằng một nửa vốn chủ sở hữu.
Thái Nguyên: Bé trai bị cán tử vong khi chạy theo ô tô của mẹ

Thái Nguyên: Bé trai bị cán tử vong khi chạy theo ô tô của mẹ

Do không để ý trong lúc điều khiển xe ô tô, người mẹ đã cán tử vong con trai.
Quy mô xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 22 trên thế giới

Quy mô xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 22 trên thế giới

Xuất khẩu đã tăng từ mức 15 tỷ USD vào năm 2001 lên gần 50 tỷ USD năm 2007, gần 100 tỷ USD năm 2011 và đạt hơn 280 tỷ USD vào năm 2020. Với kết quả này, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới.
Hải Dương: Ghi nhận 15 ca dương tính sáng 21/11

Hải Dương: Ghi nhận 15 ca dương tính sáng 21/11

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, từ 18 giờ ngày 20/11 đến 6 giờ ngày 21/11, Hải Dương có thêm 15 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp