Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, VAMC hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, lành mạnh minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng/khách hàng vay vốn.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, VAMC hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, lành mạnh minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng/khách hàng vay vốn.
Công ty Quản lý tài sản - VAMC được quản lý và vận hành bởi đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng thương mại.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, VAMC hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, lành mạnh minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng/khách hàng vay vốn.
VAMC đơn giản là một đơn vị thuộc quyền sở hữu Nhà nước thực hiện nhiều chức năng liên quan tới nợ xấu, nổi bật trong đó là Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ; Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp;...
VAMC có tới 11 đơn vị trực thuộc (trong đó có 9 Ban) có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức khác nhau; tuy nhiên, trong bài này sẽ chỉ đề cập tới 2 Ban là Ban Mua và Quản lý nợ và Ban Kế hoạch và Quản lý rủi ro.
Xem thêm: VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt với mục đích gì?
Chức năng và nhiệm vụ của Ban là tham mưu cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc về việc lên kế hoạch và xây dựng cơ chế nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua, quản lý và xử lý nợ theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Ngoài ra, các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến mua, quản lý và xử lý nợ đối với các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt đồng thời phối hợp và hướng dẫn thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cũng nằm trong chức năng và nhiệm vụ của Ban.
Ban Đầu tư và Mua bán nợ thị trường sẽ tham mưu cho Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc về việc xây dựng kế hoạch cũng như cơ chế nghiệp vụ liên quan đến mua, quản lý và xử lý nợ xấu đối với các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường và hoạt động đầu tư, môi giới, bảo lãnh theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác đầu tư trong quá trình thực hiện mua, quản lý và xử lý nợ và phối hợp, hướng dẫn các Chi nhánh thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cũng thuộc nghĩa vụ của Ban.
Sau khi tiến hành mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC có thể sử dụng biện pháp tái cơ cấu lại nợ xấu khi nhận thấy khách hàng vay có đủ khả năng trả nợ trong tương lai.
Cụ thể ở đây, thông qua thực hiện kéo dài kỳ hạn trả nợ tương đương với năng lực sản xuất kinh doanh của khách vay, điều chỉnh lãi suất khoản nợ phù hợp với tình hình thị trường cũng như khả năng thanh toán nợ của khách hàng vay, VAMC có thể tái cơ cấu nợ giúp hỗ trợ các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, VAMC có thể miễn giảm một phần hoặc toàn bộ lãi quá hạn của khách khi chưa thể thanh toán nợ.
Nếu VAMC đánh giá khách vay có thể phục hồi khả năng kinh doanh sản xuất đồng thời trả được nợ trong tương lai thì công ty sẽ xem xét, đầu tư và cho vay một khoản ưu đãi để giúp khách hàng xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh, hoặc đứng ra bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng.
Và trong trường hợp này, tổ chức tín dụng bán nợ sẽ trả lại trái phiếu đặc biệt cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng.
Xem thêm: VAMC sắp thành lập và đưa Sàn giao dịch nợ vào vận hành, cá nhân được mua bán nợ xấu
VAMC buộc sẽ xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ công ty đã mua theo thỏa thuận hợp đồng vay vốn các các bên liên quả.
Tuy nhiên trong trường hợp hợp đồng không nêu rõ thỏa thuận thì VAMC có thể mang tài sản bảo đảm đi bán đấu giá qua các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc trực tiếp đấu giá, miễn sao đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch,...
Ngoài ra, tổ chức tín dụng sẽ mua lại các khoản nợ xấu từ VAMC theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ đó cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ khi khoản nợ chưa được thu hồi toàn bộ.
Xem thêm: Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: VNM, GDT, LCG, PTB