VAMC cho biết đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để khai trương Sàn giao dịch nợ. Sau khi đi vào hoạt động, không chỉ nhà đầu tư tổ chức mà cả cá nhân cũng được giao dịch trên sàn này.
VAMC cho biết đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để khai trương Sàn giao dịch nợ. Sau khi đi vào hoạt động, không chỉ nhà đầu tư tổ chức mà cả cá nhân cũng được giao dịch trên sàn này.
Theo đó, ngày 25/06/2021, Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam (VAMC) thông báo sắp khai trương Sàn giao dịch nợ VAMC chuyên mua bán nợ, tài sản cho cả thị trường và VAMC giữ vai trò trung tâm...
VAMC cho biết, Sàn giao dịch nợ VAMC sẽ được vận hành theo mô hình chi nhánh. Sàn giao dịch nợ này xuất phát từ việc thực hiện Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 – 2020 và hướng tới 2022 đã được phê duyệt theo Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 05/01/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
=> Xem thêm: Dư nợ margin đạt 112,1 nghìn tỷ, đã chạm trần?
Ngày 28/4, NHNN đã ban hành văn bản số 2973/NHNN-TTGSNH chấp thuận chủ trương thành lập Sàn giao dịch nợ VAMC.
VAMC đã tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập và đăng ký hoạt động của Sàn giao dịch nợ VAMC và đã ban hành Quyết định số 10/QĐ-HĐTV ngày 13/5/2021 về việc thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam – Chi nhánh Sàn giao dịch nợ (tên viết tắt: Sàn giao dịch nợ VAMC). Đồng thời, VAMC cũng đã ban hành Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 18/6/2021 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sàn giao dịch nợ VAMC.
Ngoài ra, VAMC cũng đã triển khai thủ tục đăng ký hoạt động của Sàn giao dịch nợ VAMC theo mô hình chi nhánh và đã được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Sàn giao dịch nợ VAMC ra đời với hoạt động trọng tâm là cung cấp các dịch vụ Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân thông qua việc sử dụng các kiến thức chuyên môn để phát hiện vấn đề, đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động mua, bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu giữa các bên.
Sàn giao dịch nợ VAMC được thành lập để hướng tới mục tiêu tạo lập, cung cấp một loại hình dịch vụ mới, chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu từ đó nâng cao vị thế, vai trò của VAMC, qua đó góp phần xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển với VAMC đóng vai trò trung tâm của thị trường.
=> Xem thêm: Đầu cơ vay nợ (Leverage) là gì? Tại sao xảy ra hiện tượng đầu cơ vay nợ?
Hiện nay, VAMC đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để chính thức khai trương hoạt động của Sàn giao dịch nợ trong thời gian tới. Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc VAMC kỳ vọng sàn sẽ đi vào hoạt động ngay đầu quý 3/2021.
Theo lãnh đạo VAMC, thị trường mua bán nợ của Việt Nam còn sơ khai, công cụ và hành lang pháp lý cho thị trường chưa đồng bộ, hạ tầng thị trường mới bước đầu hình thành và phương thức mua, bán nợ xấu còn hạn chế. Vì vậy, ông Thắng đề nghị các bộ, ngành sớm hoàn thiện công cụ và khung khổ pháp lý cho thị trường, trong đó có việc sớm chứng khoán hóa nợ xấu.
“Giao dịch mua bán nợ ở nước ta vẫn chủ yếu thông qua hợp đồng, còn ở các nước là giao dịch qua hình thức chứng khoán hóa. Bộ Tài chính đang xây dựng đề án này nhưng quá chậm, theo tôi cần phải nhanh hơn nữa việc chứng khoán hóa các khoản nợ xấu”, ông Đoàn Văn Thắng kiến nghị.
Liên quan đến thị trường mua bán nợ của Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, Việt Nam vẫn còn thiếu vắng một thị trường mua bán nợ chính thức thực sự, các nghiệp vụ phái sinh cho khoản nợ xấu (trong đó có chứng khoán hóa) chưa có, dẫn đến thiếu nhà đầu tư có năng lực, thiếu tính thanh khoản của các khoản nợ. Đây cũng là lý do làm giảm tính hấp dẫn, giá trị và nguồn lực để xử lý các khoản nợ này, khiến quá trình mua – bán nợ theo giá thị trường càng khó khăn.
=> Xem thêm: Hà Nội: Vay bất động sản chiếm gần 20,8%