Phương pháp tỷ lệ hoàn thành (tiếng Anh: Percentage of Completion Method) là một phương pháp kế toán, trong đó doanh thu và chi phí của các hợp đồng dài hạn được ghi nhận là tỷ lệ phần trăm của công việc đã hoàn thành trong kì.
Phương pháp tỷ lệ hoàn thành (tiếng Anh: Percentage of Completion Method) là một phương pháp kế toán, trong đó doanh thu và chi phí của các hợp đồng dài hạn được ghi nhận là tỷ lệ phần trăm của công việc đã hoàn thành trong kì.
Phương pháp tỷ lệ hoàn thành trong tiếng Anh là Percentage of Completion Method.
Phương pháp tỷ lệ hoàn thành là một phương pháp kế toán, trong đó doanh thu và chi phí của các hợp đồng dài hạn được ghi nhận là tỷ lệ phần trăm của công việc đã hoàn thành trong kì. Điều này trái ngược với Phương pháp hợp đồng đã hoàn thành (Completed Contract Method), trong đó trì hoãn việc báo cáo thu nhập và chi phí cho đến khi dự án hoàn thành. Phương pháp tỷ lệ hoàn thành phổ biến đối với ngành xây dựng, nhưng các công ty trong các lĩnh vực khác cũng sử dụng phương pháp này.
=> Xem thêm: Rủi ro phát hiện (Detection risk) là gì? Đặc điểm
Phương pháp tỷ lệ hoàn thành yêu cầu báo cáo doanh thu và chi phí theo từng giai đoạn, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của hợp đồng đã được thực hiện. Thu nhập và chi phí hiện tại được so sánh với tổng chi phí ước tính để xác định nghĩa vụ thuế trong năm.
Ví dụ, một dự án hoàn thành 20% trong năm 1 và 35% hoàn thành trong năm 2 sẽ chỉ có 15% doanh thu được ghi nhận trong năm thứ 2. Việc ghi nhận thu nhập và chi phí trên cơ sở tiến độ công việc sẽ áp dụng cho bản báo cáo thu nhập, nhưng bảng cân đối kế toán được xử lí giống như phương pháp hợp đồng đã được hoàn thành.
Có hai điều kiện chính để sử dụng phương pháp tỷ lệ hoàn thành.
- Đầu tiên, những bản thu thập của công ty phải được đảm bảo.
- Thứ hai, công ty phải có khả năng ước tính hợp lí về chi phí và tỷ lệ hoàn thành dự án.
=> Xem thêm: 8 rủi ro gắn liền với mọi cổ phiếu mà nhà đầu tư nên biết
Phương pháp tỷ lệ hoàn thành dễ bị lạm dụng bởi các công ty phi đạo đức. Những người muốn tham gia vào việc kế toán sáng tạo có thể dễ dàng "di chuyển" xung quanh thu nhập và chi phí từ thời kì này sang kì khác, số tiền dưới mức hoặc quá mức.
Tuy nhiên, trò chơi này sẽ không bền vững, ví dụ như Toshiba Corp đã thực hiện vào năm 2015. Đơn vị cơ sở hạ tầng của tập đoàn Nhật Bản có chi phí hoạt động thấp hơn xấp xỉ khoảng 152 tỷ yên (1,2 tỷ USD) từ năm 2008 đến 2014. Ngay sau khi vụ bê bối xảy ra, CEO đã buộc phải từ chức và một nửa Ban Hội đồng quản trị đã phải rời khỏi vị trí của mình.
=> Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò