Các trường đại học ở Anh Quốc luôn là điểm đến lý tưởng của sinh viên quốc bởi hệ thống giáo dục tân tiến và nền văn hóa giao thoa đặc sắc. Bên cạnh đó, môi trường tại đây còn giúp du học sinh giao lưu, học hỏi, khám phá nhiều điều mới lạ. Dưới đây là top 4 trường đại học kinh tế tốt nhất ở Anh.
Viện Đại học Oxfor còn gọi là Đại học Oxford không chỉ được xem là một trong những trường danh tiếng nhất thế giới với bề dày lịch sử lâu đời, mà nơi đây còn là cái nôi đào tạo nên rất nhiều nhân vật xuất chúng và tài ba trong mọi lĩnh vực.
Theo thống kê, có ít nhất 30 nhà lãnh đạo trên thế giới trường thành từ nền học thuật của Oxford. Trong đó có 3 Thủ tướng Úc, 2 Thủ tướng Canada, 5 Thủ tướng Pakistan… và vị cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton – Tổng thống Mỹ đầu tiên từng theo học tại Đại học Oxford và cũng là người nhận được học bổng Rhodes.
Đáng chú ý, Oxford còn là nơi đoàn phim Harry Potter chọn làm bối cảnh.
Viện Đại học Oxford được tạo thành bởi 38 trường đại học thành viên và một loạt các khoa học thuật được tổ chức thành 4 phân khoa. Tất cả các trường đại học này là các cơ sở tự điều hành và là một phần của viện đại học, mỗi trường đại học tự kiểm soát việc thu nhận thành viên và có thẩm quyền đối với cấu trúc tổ chức nội bộ cũng như những hoạt động của chính mình.
Về chương trình giảng dạy, phần lớn hoạt động giảng dạy ở bậc đại học được thực hiện thông qua những buổi học và thảo luận hàng tuần tại các trường thành viên, thêm vào đó là những buổi học, bài giảng, và buổi thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa và phân khoa của viện đại học tổ chức.
2. Đại học Cambridge
Đại học Cambridge hay còn gọi là Viện Đại học Cambridge, được thành lập vào năm 1209. Với bề dày lịch sử lâu đời, trường luôn tự hào là viện đại học sử dụng tiếng Anh lâu đời thứ 2 trên thế giới nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxfrod.
Viện Đại học Cambridge gồm có 31 trường đại học thành viên với hơn 100 khoa học thuật được phân thành 6 trường. Các trường thành viên của đại học là những cơ sở tự điều hành và là những thành phần cấu thành viện đại học Cambridge. Tuy rằng các trường hoạt động độc lập với nhau nhưng vẫn là một phần của đại học Cambridge.
Tại đây, sinh viên được học và thực hành trong phòng thí nghiệm do các khoa tổ chức dưới sự giám sát của các trường đại học.
Cambridge điều hành tám viện bảo tàng nghệ thuật, văn hóa và khoa học, bao gồm Viện Bảo tàng Fitzwilliam và một vườn bách thảo. Các thư viện của Cambridge có tổng cộng khoảng 15 triệu cuốn sách.
Bên cạnh đó, Cambridge còn có nhiều cựu sinh viên nổi tiếng, trong đó có một số nhà toán học, khoa học và chính trị gia kiệt xuất, Cambridge đã sản sinh ra hơn 100 nhân vật đạt giải Nobel, nhiều hơn bất kỳ trường đại học nào trên thế giới.
3. Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn
Trường Kinh tế Luân Đôn (tên chính thức là Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn, hay LSE) được thành lập vào năm 1895, trụ sở chính tại phố Houghton, Westminster (khu thuộc Aldwych), ngay cạnh Tòa án Hoàng gia và Temple Bar, London.
LSE là trường đại học duy nhất trong Vương quốc Anh Chỉ dành riêng cho việc nghiên cứu và nghiên cứu khoa học xã hội. LSE trao một loạt các bằng cấp học thuật bao gồm cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Ngoài ra, trường còn cung cấp các chương trình ThS. 140, chương trình MPUM 5, chương trình LLM, 30 BSc, chương trình LLB, 4 BA (bao gồm Lịch sử và Địa lý quốc tế)…
Về số lượng sinh viên, LSE có hơn 20.000 sinh viên từ khắp các đất nước trên thế giới, trong đó sinh viên Việt Nam chiếm khoảng 1%. Điều đó có nghĩa là ngoài việc học tập, khám phá những điều mới lạ ở Vương quốc Anh, du học sinh Việt Nam còn có cơ hội giao lưu, học hỏi và khám phá nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Bên cạnh đó, du học sinh tại LSE còn có cơ hội dành được suất học bổng lên đến 600 triệu đối với chương trình Đại học, 200 triệu dành cho chương trình Thạc sỹ và được hỗ trợ 100% học phí chương trình MBA hoặc Thạc sỹ nếu đăng ký sau khi hoàn tất hóa học ACCA/CIMA. Được biết, đây là Học bổng Hoàng gia do Hoàng tử xứ Kent tài trợ.
4. Đại học Luân Đôn
Đại học Luân Đôn hay còn gọi là Viện Đại học Luân Đôn, là một viện đại học công lập liên hợp ở Luân Đôn, Anh; trường được thành lập vào năm 1836, có địa chỉ tại Senate House, Malet St, London WC1E 7HU, Vương Quốc Anh.
Viện Đại học Luân Đôn bao gồm 18 trường đại học thành viên, 10 viện nghiên cứu và một số các đơn vị học thuật quan trọng khác. Đây là viện đại học lớn thứ hai ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tính theo tổng số sinh viên học toàn thời gian, với khoảng 135.000 sinh viên theo học trong các khuôn viên và hơn 50.000 sinh viên học từ xa.
Đáng chú ý, Viện Đại học Luân Đôn được công nhận là một trong những đại học có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao nhất nước Anh. Gần một nửa sinh viên đang học tại UCL là người nước ngoài, trong đó sinh viên châu Á nhiều hơn cả sinh viên đến từ các nước châu Âu.
Hiện nay ở Việt Nam, học phí của các trường đại học được xem là một trong các tiêu chí để các thí sinh cân nhắc lựa chọn theo học. Dưới đây là Top 7 trường đại học có mức phí cao nhất ở Việt Nam, các bạn có thể tham khảo.
C. Douglas McMillon - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Walmart Inc đứng vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng 500 công ty, tập đoàn hàng đầu trên toàn thế giới tính được ghi nhận trên tờ tạp chí Fortune là cựu sinh viên của trường Đại học Arkansas, tốt nghiệp bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh.
Top 10 thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất năm 2021. Trong đó, dẫn đầu thương hiệu xe điện Tesla của Mỹ với giá trị thương hiệu tăng 275% so với năm 2020.
Thông tư 09/2021/TT-BTNMT và Nghị định 69/2021 có hiệu lực từ tháng 9.2021 quy định nhiều điểm đáng chú ý về thu hồi đất và chung cư thuộc diện phá dỡ.
Một nghiên cứu phân tích các ca mắc, nhập viện và tử vong do Covid-19 tại 13 bang khác nhau ở Mỹ và “phát hiện thêm bằng chứng về sức mạnh của việc tiêm chủng”.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo rà soát tổng hợp danh sách người lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng trở về quê báo cáo về Sở trước ngày 14/9 để đơn vị kịp thời báo cáo UBND TP.
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...