Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (Non-performing loan ratio - NPL) là số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/nợ xấu để đánh giá khả năng phòng thủ của các ngân hàng.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (Non-performing loan ratio - NPL) là số dư dự phòng của các khoản nợ xấu/nợ xấu để đánh giá khả năng phòng thủ của các ngân hàng.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tên tiếng Anh là Non-performing loan ratio, được sử dụng với mục đích đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước tiềm tàng rủi ro liên quan đến nợ xấu.
Trên thực tế, các báo cáo của ngân hàng tại Việt Nam không tách riêng về số dư dự phòng các khoản nợ xấu; vì thế có một tỷ lệ khác thay thế giúp các nhà đầu tư có thể tham khảo, tạm gọi “Tỷ lệ bao phủ nợ quá hạn”.
Tỷ lệ này sẽ được tính bằng cách lấy tất cả Số dư dự phòng cụ thể + 0.75% dư nợ nhóm 2,3,4 chia cho Tổng nợ quá hạn.
Xem thêm: Tỷ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro là gì và cách tính
Như đã đề cập phía trên, tỷ lệ bao phủ nợ xấu sẽ được thay thế bởi tỷ lệ bao phủ nợ quá hạn bởi số dư dự phòng các khoản nợ xấu không được các Ngân hàng Việt Nam tách bạch.
Cụ thể, số dư dự phòng rủi ro cần được trích lập là số tiền xác định để dự phòng cho các tổn thất có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng và được tính theo quy định ban hành. Số dư dự phòng rủi ro cần trích lập gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Xem thêm: Tự doanh chứng khoán là gì? Đặc điểm và phương thức hoạt động
Dự phòng chung là khoản tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có thể có nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Số tiền dự phòng chung phải trích được tính bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Tuy nhiên cần loại bỏ các khoản sau đây: tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đặt tại Việt Nam theo quy định pháp luật và các tổ chức tín dụng nước ngoài; khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
Đây là khoản tiền được xác định để dự phòng cho những tổn thất có khả năng xảy ra đối với từng tài sản có rủi ro cụ thể. Khoản dự phòng này được trích lập bằng cách lấy các tài sản có rủi ro nhân với tỷ lệ trích lập tương ứng.
Đối với từng nhóm nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ khác nhau: nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50% và Nhóm 5: 100%.
Nhiều chuyên viên phân tích chia sẻ rằng họ thường dùng tỷ lệ bao phủ nợ xấu để đánh giá khả năng phòng vệ của ngân hàng trước những rủi ro có liên quan tới nợ xấu.
Đã từng có trường hợp tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao hơn 100%, và nguyên nhân của hiện tượng này chính là do số dư dự phòng được dùng làm tử số không chỉ dự phòng của riêng nợ xấu (từ nhóm 3 -5) mà còn bao gồm dự phòng chung các khoản nợ nhóm 1&2 và dự phòng cụ thể của khoản nợ nhóm 2.
Công việc phân tích nợ xấu tuy không quá phức tạp nhưng yêu cầu nhà đầu tư phải am hiểu tường tận nguyên tắc kế toán, đặc biệt nguyên tắc phân loại nợ và trích lập/hoàn nhập dự phòng.
Xem thêm: VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt với mục đích gì?