Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa thông báo về việc đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Thành Nam (mã chứng khoán: TNI) vào diện cảnh báo kể từ ngày 18/2.
Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa thông báo về việc đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Thành Nam (mã chứng khoán: TNI) vào diện cảnh báo kể từ ngày 18/2.
Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 là âm 16,26 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1.1 Điều 22 Quy chế niêm yết chứng khoán tại HOSE.
Hiện tại, cổ phiếu TNI cũng đang trong danh sách những mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý 1/2022.
Theo Báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2021, TNI ghi nhận doanh thu đạt 1.906 tỷ đồng, tăng trưởng 31%; tuy nhiên áp lực chi phí khiến doanh nghiệp báo lỗ sau thuế hơn 16 tỷ đồng. Trong khi đó, kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2021 đã thông qua trước đó là 8 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu TNI là một trong những mã nóng trên thị trường trong hơn nửa đầu tháng 11/2021 với chuỗi ngày dài tăng trần cùng thanh khoản tăng vọt vài triệu đơn vị, thậm chí lên tới hơn 10-15 triệu đơn vị khớp lệnh và luôn trong trạng thái dư mua trần lượng lớn.
Cụ thể, từ mức giá chưa tới 6.000 đồng/CP, chỉ trong gần 1 tháng, đến cuối tháng 11/2021, giá cổ phiếu TNI đã tăng hơn gấp đôi, lên mức 13.700 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 13.700 đồng/CP).
Xem thêm: Hai cổ đông TV2 và TNI bị xử phạt do vi phạm chứng khoán
Tuy nhiên, sau thời gian tăng nóng, cổ phiếu TNI đã đổ đèo với liên tiếp chuỗi nằm sàn cùng thanh khoản sụt giảm mạnh với thông tin ông Nguyễn Hùng Cường, Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Công ty đăng ký bán toàn bộ 391.490 cổ phiếu TNI đang nắm giữ.
Hiện đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/2/2022, cổ phiếu TNI đứng tại mức giá 7.390 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 623.900 đơn vị.
Trước đó, TNI cho nguyên nhân chính của khoản biến động doanh thu và lợi nhuận sau thuế của năm 2021 so với năm 2020 là do đầu năm 2021 ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến cho nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động và giảm sản lượng. Cuối năm, nền kinh tế dần dần khôi phục trở lại, đi kèm với những chính sách đầu tư công đã làm nhu cầu tiêu thụ Thép tăng cao, thúc đẩy sản lượng tăng doanh thu.
Trong khi đó, giá bán thép cũng biến động liên tục làm tình hình kinh doanh gặp khó khăn, đồng thời thực hiện trả khoản nợ cho đối tác dẫn đến tăng doanh thu so với năm 2020 nhưng lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm ngoái.