Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM kết hợp Sở Thông tin - truyền thông tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 sau 2 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 toàn TP. HCM.
Chiều 10/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM kết hợp Sở Thông tin - truyền thông tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 sau 2 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 toàn TP. HCM.
Dẫn lời Tuổi trẻ, ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM cho biết, đó là giải pháp của các nước, còn ở Việt Nam vẫn quyết tâm phát hiện sớm F0 để điều trị tránh lây lan, sắp tới số ca nhiễm có thể sẽ giảm.
Hiện nay, theo ông Thượng, TP. HCM vẫn chưa có chủ trương và không kỳ vọng áp dụng biện pháp cách ly điều trị F0 tại nhà.
Bên cạnh đó, ông Thượng cho biết biến chủng Delta có diễn biến hết sức phức tạp, có thể trong vòng 1 ngày, người không có triệu chứng đã chuyển sang diễn biến khác, vì thế ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để kịp thời ứng biến.
Về lý do tạm chuyển đổi công năng các bệnh viện, ông Thượng cho rằng người mắc Covid-19 có thể chuyển biến nặng, không chỉ do diễn tiến của bệnh chuyển biến nặng mà còn do người bệnh mắc các bệnh khác.
Do đó, TP. HCM chọn bệnh viện đa khoa để chuyển đổi công năng, chứ không chọn bệnh viện chuyên khoa bởi "nếu các bệnh nhân mắc bệnh khác thì có thể điều trị ở đây được".
Mặt khác, theo ông Thượng, hiện nay vẫn còn nhiều bệnh viện đa khoa để điều trị các bệnh lý khác, điều đó "có chút bất lợi là người dân phải đi xa hơn một chút", song TP "mong người dân cũng chia sẻ trong tình hình dịch bệnh hiện nay để bảo vệ sức khỏe".
Về thông tin người dân có thể đăng ký tiêm vắc xin tại nhà, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM cho biết, hiện nay Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng phương án này. Tuy nhiên, hiện nay ngành y tế đang phải đối mặt với áp lực lớn nên chưa chuẩn bị kịp, hy vọng sắp tới sẽ thực hiện được.
Ông Thượng cũng cho biết thêm Sở Y tế đã công khai những điểm đã được cho phép xét nghiệm Covid-19, tránh việc người dân không biết đến những điểm chưa được công nhận, sắp tới sẽ ứng dụng công nghệ để người dân khai báo ở nhà, đến xét nghiệm sẽ có mã QR, và người nào khi khai báo y tế thì sẽ báo luôn kết quả xét nghiệm.
Trước đó, trong cuộc trực tuyến triển khai phát động thi đua cao điểm thực hiện công văn số 2279 và kế hoạch thực hiện điều phối xét nghiệm Covid-19, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP. HCM sẽ lấy mẫu xét nghiệm tầm soát tại nhà, giảm áp lực cho các bệnh viện.
Cụ thể, TP. HCM sẽ thay đổi chiến thuật, tiến hành lấy mẫu gộp PCR tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, lấy mẫu kháng nguyên nhanh tại chỗ theo hộ gia đình, mỗi gia đình đều được lập danh sách lấy mẫu đại diện.
Người dân có biểu hiện ho, sốt chỉ cần gọi điện lên cơ sở y tế địa phương để được hướng dẫn, trong vòng 30 phút đến 1 tiếng sẽ có đội lưu động tới tận nhà lấy mẫu, tránh tối đa di chuyển dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.
Gia đình dưới 5 người thì chọn 1 người, gia đình có từ 5 người trở lên thì chọn 2 người hay tiếp xúc với cộng đồng để xét nghiệm. Ông Nam cũng cho biết Sở Y tế sẽ phân bổ cho các quận, huyện khoảng 6.000 - 7.000 test nhanh/ngày.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Y tế cho biết tổng công suất xét nghiệm RT-PCR đang được gia tăng hằng ngày. Với các khu phong tỏa, ngành y tế sẽ lấy mẫu xét nghiệm lặp lại 2-3 ngày/lần. Nơi nguy cơ cao được lấy mẫu xét nghiệm lặp lại 5-7 ngày/lần.
Người lấy mẫu xong chỉ ở nhà, nếu phát hiện F0 thì đưa đi điều trị, còn F1 sẽ cách ly tại nhà; người trong nhà phải cách ly với nhau. Trong 15 ngày giãn cách, không có chuyện nhà này đi sang nhà khác và cứ 2-3 ngày phải xét nghiệm trở lại các gia đình này.
Theo Phó Bí thư Thường trực Phan Văn Mãi, mục tiêu xét nghiệm trong 15 ngày tới là cơ bản tầm soát hết F0 để tách ra khỏi cộng đồng nhằm kiểm soát địa bàn, xây dựng vùng an toàn, thu hẹp và hướng tới xóa vùng nguy cơ cao. Để đạt mục tiêu này, công tác xét nghiệm phải trọng tâm, trọng điểm, phân theo từng khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, có nguy cơ và bình thường mới.
Ông Phan Văn Mãi cũng yêu cầu công tác lấy mẫu của các địa phương phải gắn liền với năng lực xét nghiệm. Khu vực đã lấy mẫu cần nhanh chóng xét nghiệm, trả kết quả để lập và kiểm soát vùng có nguy cơ, không để xảy ra tình trạng không xét nghiệm kịp dẫn đến tồn đọng mẫu hoặc hư mẫu xét nghiệm.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia yêu cầu TP. HCM chuẩn bị 50.000 giường điều trị bệnh nhân Covid-19.
Đến nay, TP. HCM chuẩn bị được hơn 36.000 giường bệnh, trong đó có 1.000 hồi sức cấp cứu. Trong thời gian tới, qua sự phối hợp với các sở ngành, T P.HCM sẽ có 40.000 giường điều trị, đáp ứng được số lượng giường bệnh theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia.
Sở Xây dựng cũng đã chuẩn bị 20.000 giường cho F1, hiện sẵn sàng 11.500 giường có thể đưa vào sử dụng được ngay để đảm bảo công tác phòng chống Covid-19.