Thương trường Việt Nam không chỉ ghi nhận những doanh nhân, đại gia là nam giới mà còn xuất hiện nhiều “nữ tướng” quyền lực trong các doanh nghiệp. Họ là được mệnh danh là những "bông hồng thép" khiến ai cũng nể phục. Dưới đây là top 5 nữ doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (SN 1970, Hà Nội) là một nữ doanh nhân, tỷ phú hiện trên cương vị Tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng HDBank.
Được biết, khi còn là một sinh viên đang học tập ở nước ngoài, bà Phương Thảo đã khởi nghiệp với vai trò đại lý phân phối hàng điện tử, cao su tự nhiên, hàng tiêu dùng, máy văn phòng, hàng tiêu dùng,... để tích lũy số vốn ban đầu.
Sau đó, bà Phương Thảo quyết định trở về Việt Nam để lập nghiệp. Bà xây dựng VietJet Air với mong muốn đưa Việt Nam ra thế giới và kéo thế giới lại gần Việt Nam hơn. Theo đó, ngày 24/12/2011, chuyến bay thương mại đầu tiên của hãng này được cất cánh mang số hiệu SGN-HAN 6660 từ TP.HCM đi Hà Nội.
Đến nay, hãng Vietjet Air của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang nắm giữ thị phần lớn nhất trong vận chuyển hàng không nội địa và không ngừng cố gắng phát triển đường bay quốc bay quốc tế.
Tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo được ghi nhận là một trong số ít nữ doanh nhân nhiều lần được vinh danh trên toàn cầu.
Cụ thể, ngày 09/3/2017, tờ tạp chí Forbes đưa tin danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD.
Trên sàn chứng khoán Việt Nam, bà Thảo là người phụ nữ giàu nhất với khối tài sản tương đương 29.211 tỷ đồng (tính đến ngày 7/3/2021) và xếp thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất tại Việt Nam.
Năm 2018, người phụ nữ này góp mặt trong danh sách 100 phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới do Forbes công bố, đồng thời lọt vào danh sách 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu 2018.
Bà Thái Hương – TGĐ Ngân hàng Bắc Á, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH True Milk là một nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á. Bà được biết đến với rất nhiều danh xưng như “Người phụ nữ quyền lực nhất châu Á”, “Đóa hướng dương kiêu hãnh”, “Người đàn bà sữa”,...
Năm 1994, Ngân hàng Bắc Á được thành lập bởi bà Hương cùng với một số cộng sự của bà. Đến năm 2009, bà được cho là đầy bản lĩnh khi tự xây dựng lên thương hiệu sửa của riêng mình, tự nhập khẩu giống bò Newzealand về áp dụng công nghệ Israel tại mảnh đất quê hương Nghệ An, độc lập trong việc xây dựng nguồn nguyên liệu riêng cung cấp cho sản xuất sữa TH True Milk.
Theo đó, bà nhanh chóng đưa Ngân hàng Bắc Á và Tập đoạn TH True Milk phát triển vượt bậc. Với sự phát triển vượt bậc đó, trong năm 2015 – 2016, bà Hương trở thành 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á do tờ tạp chí Forbes bình chọn.
Năm 2019, người phụ nữ này nhận giải thưởng nữ doanh nhân quyền lực ASEAN.
Tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X diễn ra tại Hà Nội cuối năm 2020, nữ doanh nhân Thái Hương là một trong 13 người điển hình được vinh danh là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Vinamilk là một trong những vị doanh nhân quyền lực được rất nhiều người ngưỡng mộ. Bà được mệnh danh là “Nữ tướng sữa” hay “Margaret Thatcher của Việt Nam”,
Trước sự dẫn dắt của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk duy trì đà tăng trưởng, vươn lên vị trí số 1 trên thị trường, đóng góp cho cộng đồng qua các chương trình từ thiện xã hội.
Với những cống hiến, cùng tài năng kinh doanh và lãnh đạo, “Nữ tướng sữa” Mai Kiều Liên được bầu chọn là một trong những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực quan hệ với nhà đầu tư. Ngoài ra, bà Liên còn được tạp chí Forbes 4 lần liên tiếp vinh danh trong top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Được xem là “linh hồn” cho sự hưng thịnh của Công ty Dược Hậu Giang, bà Phạm Thị Việt Nga (SN 1951) là một trong những nữ doanh nhân đầy bản lĩnh.
Tận dụng những kiến thức có được từ những tấm bằng dược sĩ, tiến sĩ kinh tế, năm 1988, bà Nga bắt đầu gắn bó với Dược Hậu Giang, đưa doanh nghiệp này từ một xí nghiệp nhỏ đang có nguy cơ phá sản trở thành một công ty dược hàng đầu Việt Nam với doanh thu gần 3.000 tỷ đồng mỗi năm.
Ngoài ra, tên tuổi của công ty dược này được có cơ hội vươn ra nước ngoài cũng là nhờ những chiến lược đúng đắn, tài tình của bà Nga.
Năm 2013, tờ tạp chí Forbes bình chọn bà Phạm Thị Việt Nga là 1 trong 50 nữ doanh doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Bà Nguyễn Thị Mai - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cơ điện Ree gia nhập Ree từ năm 1982 với vị trí ban đầu là kỹ sư. Với tài năng của mình, bà nhanh chóng trở thành lãnh đạo của công ty từ năm 1985.
Theo đó, Công ty cơ điện Ree dưới sự dẫn dắt bởi tài năng của bà Mai đã nhanh chóng phát triển từ một xí nghiệp cơ khí cũ kỹ, sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá, thành một thương hiệu lớn, trị giá hàng trăm triệu USD.
Doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen) năm 2014.
Từ 6 giờ ngày 24/6 đến 6 giờ ngày 25/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) ghi nhận 667 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2. Trong số đó có 637 ca phát hiện trong khu phong tỏa và khu cách ly.
Thị trường chứng khoán tuần vừa rồi đánh dấu sự trở lại của cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng, sự bứt phá mạnh mẽ của cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán trong khi cổ phiếu ngành dầu khí và năng lượng không có dấu hiệu tăng mạnh như những tuần trước. Cổ phiếu nhóm ngành sản xuất như dệt may, thủy sản, nhựa bị bán mạnh.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.