Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trước và sau đại dịch thay đổi ra sao?

Thứ năm, 22/04/2021 | 10:59 Theo dõi CFĐT trên

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đáng kể top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi đẩy nhiều quốc gia rơi vào suy thoái kinh tế tồi tệ nhất lịch sử.

Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trước và sau đại dịch thay đổi ra sao? (Ảnh: CNBC)
Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trước và sau đại dịch thay đổi ra sao? (Ảnh: CNBC)

Theo phân tích của CNBC về các dự báo kinh tế của IMF, các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức vẫn chiếm 4 vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, một vài thứ hạng đã thay đổi do hậu quả của đại dịch Covid-19. Thậm chí, một quốc gia đã rớt khỏi bảng xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

CNBC đã so sánh tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa bằng đồng USD giữa các quốc gia được cung cấp trong cơ sở dữ liệu Triển vọng kinh tế Thế giới của IMF.

GDP danh nghĩa ước tính giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được sản xuất trong một nền kinh tế, nhưng không loại trừ những thay đổi về mức giá hoặc lạm phát. Do vậy, số liệu này có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị kinh tế thực.

Tuy nhiên, giá trị GDP danh nghĩa tính theo đồng tiền chung là một cách để đo lường và so sánh quy mô kinh tế của các quốc gia khác nhau. Đồng thời, cho thấy các diễn biến như đại dịch đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế như thế nào.

Dưới đây là thay đổi trong top 10 nền kinh tế thế giới sau 1 năm trải qua đại dịch Covid-19 chưa từng có trong lịch sử, theo dữ liệu về Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (tháng 4/2021) và phân tích của CNBC.

Ấn Độ tụt xuống sau Anh

Ấn Độ vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới trong năm 2019, tuy nhiên lại tụt 1 bậc sau Anh trong năm ngoái. Theo dự báo của IMF, Ấn Độ sẽ chưa thể giành lại vị trí thứ 5 cho đến năm 2023. Nền kinh tế nước này bị ảnh hưởng nặng nề do các đợt phong tỏa nghiêm ngặt để phòng dịch năm 2020. 

IMF dự báo kinh tế Ấn Độ sẽ giảm tới 8% trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2021. Dù kinh tế nước này được dự báo sẽ tăng trưởng 12,5% trong năm tài khóa tới tháng 3/2022, 1 số nhà kinh tế cảnh báo rằng đợt bùng phát dịch mới đây có thể kìm hãm triển vọng kinh tế của Ấn Độ. Tuần trước, Ấn Độ vượt Brazil thành quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. 

Các nhà kinh tế ước tính một tháng phong tỏa toàn quốc nếu phải tái áp dụng có thể "thổi bay" 100-200 điểm cơ sở trong GDP năm của Ấn Độ. 

Brazil trượt khỏi top 10

Từ vị trí thứ 9 (năm 2019), nền kinh tế Brazil tụt xuống vị trí thứ 12/2020. Đây là quốc gia duy nhất trượt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Quốc gia Nam Mỹ được dự báo chưa thể trở lại top 10 ít nhất tới năm 2026. 

Brazil là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 cao thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Jair Bolsonaro, người luôn đánh giá thấp mối đe dọa từ dịch bệnh liên tục từ chối áp dụng phong tỏa toàn quốc để kiềm chế dịch bệnh. 

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ trưởng Y tế Brazil Sao Paulo đã viết thư cho chính phủ liên bang cảnh báo về sự sụp đổ "sắp xảy ra" của hệ thống y tế. Trong khi đó, các nhà kinh tế cho rằng, nền kinh tế Brazil sẽ phải vật lộn để phục hồi.

Theo IMF, kinh tế Brazil đã giảm tới 4,1% trong năm 2020 và được dự báo tăng trưởng 3,7% trong năm 2021. 

Hàn Quốc lọt top 10 

Hàn Quốc lọt vào danh sách top 10 và được dự báo duy trì vị trí này tới ít nhất năm 2026, theo IMF. 

Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 vào đầu năm ngoái. Những thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh năm 2020 cũng như kim ngạch xuất khẩu chíp bán dẫn tăng mạnh đã giúp nền kinh tế Hàn Quốc chỉ suy giảm 1% trong năm ngoái. Con số này thấp hơn nhiều so với nhiều nền kinh tế lớn khác. 

Bên cạnh đó, tiêu dùng nội địa của Hàn Quốc ngày càng chống chịu tốt hơn qua các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19, một phần nhờ mua sắm trực tuyến bùng nổ. Tuy nhiên, ngành giải trí và khách sạn vẫn chưa phục hồi. IMF dự báo kinh tế Hàn Quốc có thể tăng trưởng 3,6% trong năm 2021.

Nguyễn Duyên
Theo VnMedia.vn Copy
Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành có làm ‘thay đổi cuộc chơi’?

Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành có làm ‘thay đổi cuộc chơi’?

Phố Wall đang nóng lên với ý tưởng rằng nhân tố làm thay đổi cuộc chơi sắp tới sẽ là các đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành, dù Fed còn chần chừ với một dự án như vậy.
Phản ứng của các quốc gia đối với cơn sốt tiền ảo ra sao?

Phản ứng của các quốc gia đối với cơn sốt tiền ảo ra sao?

Thị trường tiền số “nổi sóng” mạnh trong tháng 4, đặc biệt là khi Bitcoin lập đỉnh lịch sử chỉ trước 1 ngày sàn Coinbase phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng hôm 14/4. Với cơn sốt tiền ảo này, các quốc gia đang phản ứng ra sao?
Bitcoin lao dốc 14% vì mất điện?

Bitcoin lao dốc 14% vì mất điện?

Trong ngày hôm qua 18/1, có lúc giá đồng tiền ảo Bitcoin lao dốc 14%, đảo ngược gần như toàn bộ thành quả tăng đạt được trong vòng 1 tuần trước đó.
Các dự án trọng điểm khai thông đường thủy

Các dự án trọng điểm khai thông đường thủy

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành dự thảo Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2021 - 2030 thực hiện đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo tinh thần Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/2/2012. Theo đó, có 4 dự án trọng điểm khai thông đường thủy.
Cảnh tượng chen lấn xô đẩy: ‘Biển người’ chen chúc ở đền Hùng

Cảnh tượng chen lấn xô đẩy: ‘Biển người’ chen chúc ở đền Hùng

Sáng ngày 21/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), hàng ngàn người đổ về đất Tổ để dự lễ giỗ Tổ, tưởng niệm các vua Hùng. Mặc dù lực lượng chức năng được bố trí dày đặc theo nhiều vòng nhưng lượng người quá đông đã gây nên tình trạng chen lấn xô đẩy.
Chi phí logistics Việt Nam cao gần gấp đôi mức trung bình thế giới

Chi phí logistics Việt Nam cao gần gấp đôi mức trung bình thế giới

Mới đây, báo cáo về Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021 do Agility vừa công bố cho thấy, Việt Nam đã tăng thêm 3 bậc xếp hạng so với năm 2020. Tuy nhiên, chi phí logistics Việt Nam chiếm khoảng hơn 20% GDP, cao gần gấp đôi mức trung bình thế giới (11%).
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp