Thị trường tiền số “nổi sóng” mạnh trong tháng 4, đặc biệt là khi Bitcoin lập đỉnh lịch sử chỉ trước 1 ngày sàn Coinbase phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng hôm 14/4. Với cơn sốt tiền ảo này, các quốc gia đang phản ứng ra sao?
Thị trường tiền số “nổi sóng” mạnh trong tháng 4, đặc biệt là khi Bitcoin lập đỉnh lịch sử chỉ trước 1 ngày sàn Coinbase phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng hôm 14/4. Với cơn sốt tiền ảo này, các quốc gia đang phản ứng ra sao?
Bitcoin - đồng tiền ảo lớn nhất thế giới đã tăng giá gần gấp đôi kể từ đầu năm đến nay. Đồng Ether - “vàng số” lớn thứ hai vượt ngưỡng kỷ lục 2.500 USD vào hôm 15/4. Đồng Dogecoin, đồng tiền ảo được tạo ra "như một trò đùa" dựa trên meme chú chó Shiba đã tăng tới 400% trong tuần trước.
Thị trường tiền số “nổi sóng” mạnh trong tháng 4, đặc biệt là khi đồng tiền ảo Bitcoin lập đỉnh mới chỉ trước 1 ngày sàn Coinbase IPO và niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq của Mỹ vào hôm 14/4 với giá trị vốn hóa có lúc vượt 110 tỷ USD.
Theo nhận định của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, có nhiều rủi ro lớn đối với tài sản tiền điện tử. Điều này là do tài sản mã hóa không phải tuân theo bất kỳ cơ chế quản lý và giám sát nào cũng như không được quản lý bởi các cơ quan trung ương. Giá trị thị trường của tiền điện tử dao động quá mức và chúng cũng có thể được sử dụng cho hoạt động bất hợp pháp.
Sau khi Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ công bố lệnh cấm thanh toán bằng tiền mã hóa, giá đồng tiền ảo Bitcoin đã lao dốc nhanh chóng vào ban ngày và hiện giảm xuống dưới ngưỡng 62.000 USD, giá trị giao dịch gần nhất là gần 61.158 USD.
Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay là một trong số hiếm hoi các quốc gia đưa ra những biện pháp kiểm soát chặt chẽ về mặt quy định với tiền ảo. Hầu hết những chính phủ khác vẫn thận trọng quan sát hoặc chỉ tìm cách làm rõ các quy tắc điều chỉnh tiền ảo hơn là việc cấm giao dịch.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là quốc gia duy nhất thực hiện các biện pháp cứng rắn. Ấn Độ cũng đã đề xuất luật cấm tiền ảo và nếu giao dịch hay thậm chí nắm giữ tiền ảo có thể bị phạt tiền.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã lên tiếng cảnh báo sẽ trấn áp các hoạt động rửa tiền từ đồng tiền ảo Bitcoin, điều này đồng nghĩa Mỹ sẽ tìm cách kiểm soát đồng tiền này.
Chính phủ Singapore từng được xem là một trong những quốc gia thân thiện với tiền ảo thì mới đây cũng cảnh báo công chúng thận trọng với các giao dịch tài sản này.
Trong tuần trước, hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đưa ra hàng loạt cảnh báo về rủi ro và cạm bẫy tiềm ẩn từ tiền ảo.
Trung Quốc thậm chí đã hành động từ hồi năm 2017 với lệnh cấm công dân trao đổi trực tiếp đồng Nhân dân tệ lấy tiền ảo thông qua các trang web giao dịch trực tuyến.