Các dự án trọng điểm khai thông đường thủy

Thứ tư, 21/04/2021 | 15:52 Theo dõi CFĐT trên

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành dự thảo Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2021 - 2030 thực hiện đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo tinh thần Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/2/2012. Theo đó, có 4 dự án trọng điểm khai thông đường thủy.

Các dự án trọng điểm khai thông đường thủy (Ảnh minh họa)
Các dự án trọng điểm khai thông đường thủy (Ảnh minh họa)

Theo đó, các dự án, công trình đường thủy nội địa trọng điểm được chú trọng đầu tư trong giai đoạn 2021-2030, bao gồm: Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn II, Dự án nâng cấp hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam, Dự án nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia.

Tập trung nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chính

Nghị quyết 13-NQ/TW đã đề ra mục tiêu phát triển cho lĩnh vực đường thủy nội địa là: "Nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính; tăng chiều dài các đoạn tuyến sông được quản lý khai thác. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hoá và hành khách ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến ở đồng bằng sông Cửu Long kết nối với TP. HCM; các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình".

Thời gian qua, nhờ các hệ thống đường thủy chính tại 2 vùng đông dân cư nhất và kinh tế phát triển nhất, được kết nối trực tiếp với các cảng biển lớn mà kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa đã được khai thác để phục vụ cho hoạt động vận tải hàng hóa nội địa.

Hệ thống đường thủy nội địa khu vực phía Bắc nằm ở đồng bằng sông Hồng, tập trung vào Hà Nội và kết nối với cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Hệ thống đường thủy nội địa khu vực phía Nam tập trung tại vùng đồng bằng sông Cửu Long kết nối với trung tâm tăng trưởng kinh tế TP. HCM và các cảng biển lớn của khu vực Đông Nam Bộ.

Cụ thể, tuyến vận tải đường thủy nội địa hiện có 45 tuyến. Trong đó, miền Bắc có 17 tuyến, miền Trung có 10 tuyến, miền Nam có 18 tuyến. Tuyến ven biển có 21 tuyến, trong đó khu vực miền Bắc có 6 tuyến, miền Trung có 4 tuyến, miền Nam có 11 tuyến.

Thời gian vừa qua, tại khu vực phía Bắc đã cải tạo và nâng cấp được 7/17 tuyến với chiều dài tương ứng là 949,5/2.265,5 km, tương đương đạt 41%. Miền Trung, đã cải tạo và nâng cấp được 1/10 tuyến với chiều dài tương ứng là 63,5 km/480,5 km, tương đương đạt 13%. Khu vực phía Nam đã cải tạo và nâng cấp được 9/18 tuyến với chiều dài tương ứng là 2.303,9 km/3.426,4 km, tương đương đạt 67%. Hiện tại, có 2.098 phao báo hiệu, 7.675 báo hiệu bờ, 203 báo hiệu cầu và 118 trạm đo mực nước.

Các cảng, bến thủy nội địa chủ yếu do các doanh nghiệp đầu tư khai thác. Cả nước hiện có 7.257 cảng, bến. Trong đó, có 4.746 cảng, bến do trung ương quản lý, 2.511 cảng, bến do địa phương quản lý. Số cảng bến do trung ương quản lý hiện có 3.492 cảng, bến được cấp phép, 1.217 cảng, bến chưa được cấp phép. Số cảng bến do địa phương quản lý hiện có 2.201 cảng, bến đã được cấp phép, 310 cảng, bến chưa được cấp phép.

Tổng số cảng thủy nội địa là 306 cảng, trong đó có 254 cảng do trung ương quản lý, 52 cảng do địa phương quản lý. Tổng lượng hàng qua cảng do trung ương quản lý chiếm khoảng 20% tổng lượng hàng vận tải đường thủy nội địa.

Tăng kết nối và đảm bảo đồng bộ

So với chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết 13-NQ/TW thì việc nâng cấp các tuyến vận tải thủy ở đồng bằng sông Cửu Long kết nối với TP. HCM, các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng làm giảm năng lực vận tải đường thủy ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chưa ưu tiên hoàn thành.

Về các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng chưa đạt được mục tiêu. Hiện tại, còn có 251/532 cầu và công trình vượt sông nằm trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia do trung ương quản lý có tĩnh không thông thuyền thấp hơn thông số kỹ thuật theo cấp quy hoạch đã được phê duyệt.

Đặc biệt, công tác bố trí vốn còn dàn trải và chưa tập trung cho các công trình trọng điểm. Công tác thi công, quản lý dự án còn nhiều yếu kém và bất cập. Hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, quản lý vận tải… chưa đồng bộ, đầy đủ. Việc huy động vốn xã hội hóa cho lĩnh vực đường thủy nội địa còn nhiều khó khăn do không hấp dẫn nhà đầu tư.

Theo Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam Bùi Thiên Thu, vận tải hành khách ĐTNĐ năm 2020 đạt hơn 191 triệu lượt khách, chỉ chiếm 6% toàn ngành và 3,4 tỷ lượt khách.km, tương đương chiếm 2% toàn ngành. Vận tải hàng hóa đạt gần 309 triệu tấn, chiếm 19% toàn ngành và gần 62 tỷ tấn.km, chiếm 20% toàn ngành. So với năm trước, sản lượng vận tải khách và hàng hoá lần lượt giảm hơn 8% và hơn 10%.

Với chi phí chỉ bằng 1/4 vận tải đường bộ, 1/2 đường sắt, nhưng tỷ trọng vận tải hàng hoá và hành khách chỉ chiếm lần lượt 6% và 2% toàn ngành cho thấy sự mất cân bằng giữa phát triển các hình thức giao thông vận tải.

Hoài Anh
Theo VnMedia.vn Copy
Bắc Ninh có thêm 4 khu công nghiệp với diện tích 1.000ha

Bắc Ninh có thêm 4 khu công nghiệp với diện tích 1.000ha

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định về việc thành lập 4 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích là hơn 1.000ha.
Bao nhiêu tuyến cao tốc về miền Tây được quy hoạch đầu tư 10 năm tới?

Bao nhiêu tuyến cao tốc về miền Tây được quy hoạch đầu tư 10 năm tới?

Dự kiến 10 năm tới khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 640 km đường cao tốc được đầu tư đưa vào khai thác.
Apple, Amazon và Google hợp tác phát triển nhà thông minh

Apple, Amazon và Google hợp tác phát triển nhà thông minh

Liên minh "Project CHIP" về phát triển nhà thông minh giữa Apple, Amazon và Google sẽ bắt đầu chứng nhận các tiêu chuẩn cho thiết bị tương thích của các nhà sản xuất vào cuối năm 2021.
Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành có làm ‘thay đổi cuộc chơi’?

Tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành có làm ‘thay đổi cuộc chơi’?

Phố Wall đang nóng lên với ý tưởng rằng nhân tố làm thay đổi cuộc chơi sắp tới sẽ là các đồng tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành, dù Fed còn chần chừ với một dự án như vậy.
Tesla kiện 'người cũ' vì ăn cắp mã nguồn công nghệ tự lái

Tesla kiện 'người cũ' vì ăn cắp mã nguồn công nghệ tự lái

Tesla đã đệ đơn kiện chống lại một cựu nhân viên với cáo buộc rằng nhân viên này đã sao chép mã nguồn công nghệ tự lái của hãng.
Tài sản tỷ phú Elon Musk giảm gần 6 tỷ USD sau vụ tai nạn xe Tesla

Tài sản tỷ phú Elon Musk giảm gần 6 tỷ USD sau vụ tai nạn xe Tesla

Giá cổ phiếu của hãng xe điện Tesla lao dốc mạnh trong phiên đầu tuần sau vụ tai nạn xe ở bang Texas với mối nghi ngờ hướng tới tính năng tự lái của xe điện.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp