Thời hạn tín dụng, tên tiếng Anh là Credit period, được hiểu đơn giản là khoảng thời gian từ lúc một khoản tín dụng được cấp cho đến thời điểm hoàn trả xong.
Thời hạn tín dụng, tên tiếng Anh là Credit period, được hiểu đơn giản là khoảng thời gian từ lúc một khoản tín dụng được cấp cho đến thời điểm hoàn trả xong.
Thời hạn tín dụng là thời gian kể từ thời điểm một khoản tín dụng được cấp cho đến lúc được thanh toán xong hoàn toàn; nói cách khác, thời hạn tín dụng là thời gian từ lúc bắt đầu giao hàng cho đến khi nhận được tiền bán hàng.
Khái niệm thời hạn tín dụng rất quan trọng đối với một doanh nghiệp bởi nó chỉ ra số vốn lưu động mà doanh nghiệp đó đầu tư vào các khoản phải thu để tạo ra doanh số bán hàng. Do đó, thời hạn tín dụng càng dài sẽ kéo theo lượng đầu tư vào các khoản phải thu càng lớn bởi lúc này nợ khó đòi sẽ tăng và chi phí thu tiền bán hàng cũng theo đó tăng lên.
Thời hạn tín dụng không liên quan đến thời gian khách hàng cần để thanh toán mà liên quan tới thời gian khách hàng có nghĩa vụ phải trả. Ví dụ, nếu người bán yêu cầu 30 ngày là thời gian khách hàng phải thanh toán và khách hàng thanh toán trong vòng 40 ngày thì thời hạn tín dụng là 30 ngày.
Xem thêm: Chấp phiếu ngân hàng là gì? Rủi ro tín dụng chấp phiếu ngân hàng cần biết
Nếu điều kiện bán hàng là “2/10 NET 40” thì thời hạn tín dụng sẽ là 40 ngày.
Ngoài ra, chiết khấu tiền mặt và thời hạn tín dụng đều chỉ rõ hình thức tín dụng, ví dụ như một giao dịch bán hàng sẽ được quy định như sau: “2/10 NET 30” nghĩa là tỷ lệ chiết khấu là 2% được áp dụng nếu hóa đơn được thanh toán trong 10 ngày song song toàn bộ tiền hàng bắt buộc phải được thanh toán trong vòng 30 ngày.
Còn nếu là “2/10 NET EOM” nói chung sẽ giống như trên tín dụng cho phép 30 ngày đối với các khoản nợ trước cuối tháng. Và nếu “2/COD NET 45” thì có nghĩa là kể từ thời điểm ghi hóa đơn, thời hạn tín dụng kéo dài 45 ngày và sẽ được chiết khấu 2% nếu trả ngay.
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp thuộc ngành hàng có tỷ lệ rủi ro lớn hay những doanh nghiệp có vị thế tài chính yếu thì cần áp dụng những điều kiện tín dụng hạn chế nhằm loại bỏ rủi ro càng nhiều càng tốt
Độ lớn của khoản tín dụngNhững khoản tín dụng có giá trị thấp sẽ đồng nghĩa với việc thời gian bán chịu sẽ nhỏ hơn và cũng là những giao dịch tốn kém với những khách hàng kém quan trọng.
Nếu giá trị hàng hóa nhỏ và thuộc loại mau hỏng thì không nên áp dụng tín dụng thương mại.
Thời hạn bán tín dụng của công ty bị kéo dài thì sẽ bị chiếm dụng một số vốn lớn, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư một lượng vốn khá lớn vào các khoản phải thu.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể mất khách hàng nếu doanh nghiệp bán tín dụng với thời hạn tín dụng nhỏ hơn so với công ty đối thủ.
Trong điều kiện bất trắc của môi trường bên ngoài, nếu doanh nghiệp đầu tư một khoản vốn quá lớn mà không lường trước được thì sẽ gây thiệt hại cho công ty và khả năng rủi ro sẽ cao.
Xem thêm: Hợp đồng Repo là gì? Những rủi ro tín dụng đối với giao dịch Repo cần biết
Có 03 cơ sở để quyết định thời hạn tín dụng, bao gồm: thời hạn tín dụng của đối thủ cạnh tranh, chu kỳ kinh doanh của nhóm khách hàng tốt nhất và kỳ thu tiền bình quân hiện tại của công ty.
Giống xác định thời hạn tín dụng tối thiểu, muốn xác định thời hạn tín dụng tối đa doanh nghiệp cũng cần dựa trên 03 cơ sở: đặc điểm kinh doanh sản phẩm, tiêu dùng sản phẩm; khả năng tài chính của khách hàng và chức năng của khách hàng.
Thời hạn tín dụng tối ưu dao động giữa thời hạn tín dụng tối thiểu và thời hạn tín dụng tối đa.
Thời kỳ thu nợ là thời hạn một công ty cần để thu toàn bộ các khoản phải thu, còn thời kỳ tín dụng chỉ là thời hạn từ lúc bắt đầu giao hàng cho đến khi nhận được tiền bán hàng. Phụ thuộc vào độ uy tín của khách hàng, thời kỳ thu nợ thường lớn hơn thời hạn tín dụng.
Xem thêm: Hệ thống tài chính bị kìm hãm (Financial repression) theo thuyết của Shaw và McKinnon là gì?