Giá dầu giảm phiên đầu tuần do những lo ngại xoay quanh tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Giá dầu giảm phiên đầu tuần do những lo ngại xoay quanh tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới.
Ở thị trường châu Á, giá dầu Brent giao sau giảm 71 cent, tương đương 0,6%, xuống 106,43 USD/thùng và giá dầu WTI giảm 70 cent, tương đương 0,6%, xuống 103,99 USD/thùng.
Diễn biến trên xảy ra sau khi hôm 30/4, Trung Quốc công bố dữ liệu cho thấy, hoạt động của các nhà máy tại quốc gia này sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.
Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) thuộc lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc chỉ đạt mức 47,4 điểm trong tháng 4/2022, dưới mốc 50 điểm - phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.
Các thị trường ở Nhật Bản, Ấn Độ và Đông Nam Á đóng cửa nghỉ lễ vào hôm nay (2/5).
Xem thêm: Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia đẩy căng thẳng leo thang
Bên cạnh đó, Tobin Gorey - nhà phân tích hàng hóa của Commonwealth Bank cho biết: “Sự suy giảm trong hoạt động sản xuất, sau khi Trung Quốc đã chứng kiến thị trường bất động sản lao đao và lo ngại về các quy định thắt chặt hơn, có khả năng là một vấn đề lớn đối với thị trường hàng hóa và nền kinh tế thế giới”.
Về nguồn cung, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) hôm qua cho biết, họ sẽ tạm thời nối lại hoạt động tại cảng dầu Zueitina để giảm lượng dự trữ trong các bồn chứa nhằm ngăn chặn “thảm họa môi trường sắp xảy ra” tại cảng.
NOC hồi cuối tháng Tư tuyên bố tình trạng tạm dừng bất khả kháng đối với một số chuyến hàng tại Zueitina khi một số cơ sở dầu khí phải tạm ngừng hoạt động.
Ngoài ra, hai nhà ngoại giao EU cho hay, khối này có kế hoạch áp đặt lệnh cấm đối với hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào cuối năm 2022. Động thái này có thể đẩy giá dầu lên cao hơn khi nguồn cung dầu lớn của Nga bị gián đoạn.
Khoảng một nửa trong số 4,7 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày được vận chuyển từ Nga đến EU và Nga chiếm khoảng 1/4 lượng dầu nhập khẩu của EU trong năm 2020.
Stephen Innes - Đối tác quản lý của SPI Asset Management, chia sẻ: “Trong trường hợp không có lệnh cấm vận toàn bộ về dầu của EU, việc loại bỏ các hạn chế về khả năng di chuyển ở Trung Quốc là cần thiết để đẩy dầu ra khỏi phạm vi hiện tại.
Trong khi các nước phương Tây hạn chế mua dầu của Nga do các lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng đến việc vận chuyển và bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu của nước này, tác động đến nguồn cung toàn cầu đã tăng lên khi Ấn Độ tăng cường mua dầu giá rẻ của Nga.
Xem thêm: Doanh thu dầu khí của Nga tăng mạnh