Trong khi cuộc khủng hoảng nợ Evergrande chưa được “tháo ngòi”, Trung Quốc lại xuất hiện thêm những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường bất động sản nước này.
Trong khi cuộc khủng hoảng nợ Evergrande chưa được “tháo ngòi”, Trung Quốc lại xuất hiện thêm những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường bất động sản nước này.
Một công ty địa ốc khác của nước này vừa trễ hạn thanh toán nợ trái phiếu, và hai công ty bị cắt giảm điểm tín nhiệm. Theo tin từ CNBC, các tổ chức đánh giá tín nhiệm đã hạ điểm tín nhiệm của Fantasia Holdings và Sinic Holdings trên cơ sở dòng tiền của những doanh nghiệp địa ốc này bị thắt lại.
Fantasia đã không hoàn trả số tiền gốc là 206 triệu USD của một trái phiếu đáo hạn vào thứ Hai, công ty này cho biết trong một hồ sơ gửi lên sàn giao dịch Hồng Kông.
=> Xem thêm: Ngân hàng Trung Quốc cam kết bảo vệ người mua nhà trước khủng hoảng Evergrande
Công ty đề nghị ngừng giao dịch cổ phiếu từ ngày 9/9 cho tới khi có thông báo tiếp theo. Nếu tính từ đầu năm, cổ phiếu Fantasia đã giảm gần 60%.
Tuy nhiên, nếu Fantasia vỡ nợ, sự kiện này được cho là sẽ có ảnh hưởng hạn chế hơn nếu so với Evergrande. Là công ty bất động sản nợ nhiều nhất thế giới, Evergrande hiện có hơn 300 tỷ USD nghĩa vụ nợ, trong khi Fantasia chỉ có 12,8 tỷ USD nghĩa vụ nợ - theo báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021 của công ty.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings ngày 4/10 hạ điểm tín nhiệm của Fantasia từ “B” về “CCC-“, nói rằng tình hình dòng tiền của công ty “có thể thắt chặt hơn so với dự kiến trước đây”. Theo Fitch, mức điểm “CCC” đồng nghĩa “rủi ro tín nhiệm nghiêm trọng”, có khả năng vỡ nợ thực sự.
=> Xem thêm: Khủng hoảng năng lượng: Vấn đề của toàn cầu hay chỉ là cục bộ ở một số nước?
Ngành bất động sản của Trung Quốc trở thành tâm điểm chú ý sau khi cuộc khủng hoảng ở Evergrande lộ diện. Tập đoàn này đã hai lần cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ và đã trễ hạn thanh toán hai đợt thanh toán tiền lãi trái phiếu. Công ty khổng lồ hiện đang loay hoay huy động tiền mặt, bao gồm các biện pháp bán tài sản để thanh toán cho nhà đầu tư và nhà cung cấp.
Việc có thêm các công ty bất động sản Trung Quốc gặp khó về dòng tiền là dấu hiệu tiếp theo cho thấy tình trạng căng thẳng đang diễn ra trong lĩnh vực này.
Guangzhou R&F là một công ty bất động sản Trung Quốc khác đang nằm trong tầm ngắm của nhà đầu tư. Tháng trước, công ty này cho biết sẽ huy động tới 2,5 tỷ USD từ cổ đông chính và bán lại một công ty con – Reuters đưa tin. Cũng trong tháng 8, Fitch hạ triển vọng tín nhiệm của Guangzhou R&F từ ổn định xuống tiêu cực, nói rằng công ty này có khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế.
Giới quan sát lo ngại rằng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ Evergrande sẽ lan rộng trong ngành bất động sản, thậm chí trong nền kinh tế Trung Quốc. Ngành địa ốc chiếm tới 15% GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, theo một số ước tính.
=> Xem thêm: Hãng xe điện NEVS Thụy Điển bị 'vạ lây' từ cuộc khủng hoảng Evergrande
Sinic có khả năng vỡ nợ
Về phần mình, Sinic ngày 5/10 bị S&P Global Ratings hạ điểm tín nhiệm từ “CCC+” về “CC”. Theo S&P, mức điểm tín nhiệm “CCC” có nghĩa là công ty đang trong tình trạng yếu thế, và các điều kiện kinh doanh, kinh tế và tài chính phải thuận lợi thì công ty mới có thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
“Chúng tôi hạ điểm tín nhiệm vì tin rằng Sinic đã gặp phải vấn đề thanh khoản nghiêm trọng và khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ đã cạn kiệt”, S&P nhận định.
Theo tổ chức đánh giá tín nhiệm này, Sinic có thể sẽ không thanh toán được đúng hạn 246 triệu USD trái phiếu USD đáo hạn vào ngày 18/10. S&P cũng nói rằng các công ty con của Sinic đã không thể thanh toán đúng hạn 38,7 triệu USD tiền lãi trái phiếu Nhân dân tệ đáo hạn hôm 18/9.
Sinic có tổng nợ 14,2 tỷ Nhân dân tệ, theo báo cáo tài chính nửa đầu 2021 của công ty. Cổ phiếu của công ty bất động sản Trung Quốc này đã ngừng giao dịch từ hôm 20/9.
=> Xem thêm: Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc: Doanh nghiệp Việt có bị ảnh hưởng?