Hãng xe điện NEVS Thụy Điển bị 'vạ lây' từ cuộc khủng hoảng Evergrande

Thứ bảy, 02/10/2021 | 20:24 Theo dõi CFĐT trên

Hãng xe điện NEVS được Evergrande NEV mua lại vào năm 2019 đang đứng trước nguy cơ đóng cửa sau khi cắt giảm 300 nhân sự vì thiếu tiền.

Hãng xe điện NEVS Thụy Điển bị vạ lây từ cuộc khủng hoảng Evergrande
Hãng xe điện NEVS Thụy Điển bị vạ lây từ cuộc khủng hoảng Evergrande

Cuộc khủng hoảng tài chính của tập đoàn China Evergrande đã lan sang Thụy Điển. Công ty National Electric Vehicle Thụy Điển (NEVS) thuộc hãng xe điện Evergrande NEV tại Thụy Điển đang đàm phán để tìm kiếm nhà đầu tư mới sau khi cắt giảm 300 nhân sự.

Tháng 8, NEVS đã phải cho gần một nửa trong tổng số 670 công nghân tại nhà máy Saab cũ tại Trollhattan nghỉ việc khi không có hoạt động chính nào diễn ra trong nhà máy.

"Tình hình của Evergrande hiện tại đã dẫn đến quyết định. Đây là những điều tôi muốn thực hiện từ lâu, nhưng giờ đây nó trở nên quan trọng hơn vì Evergrande không có khả năng hỗ trợ tài chính cho chúng tôi nữa", Stefan Tilk, Giám đốc điều hành NEVS, cho biết.

Bên cạnh đó, ông Tilk cho biết đơn vị vẫn còn tiền để trả lương cho công nhân. "Chúng tôi vẫn còn tiền trong công ty. Tôi không thể đưa ra mốc thời gian chính xác, nhưng chúng tôi vẫn có thể quản lý trong vòng một vài tháng", ông chia sẻ.

Nhà phát triển bất động sản China Evergrande đang loay hoay trước khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc và các thị trường tài chính toàn cầu. Các chi nhánh xe điện niêm yết tại Hong Kong của China Evergrande cũng đang phải đối mặt với một cuộc chiến để tồn tại.

Evergrande New Energy Vehicle Group Ltd. gần đây đã không trả lương cho một số nhân viên, chậm trả tiền cho nhà cung cấp và thậm chí ngừng cung cấp bữa trưa miễn phí cho công nhân tại trung tâm nghiên cứu.

Trong tháng 4, doanh nghiệp xe điện này từng được định giá cao hơn Ford Motor Co., trước khi lao dốc, gần như xóa sạch gần 83 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Tuần trước, Evergrande NEV đã cảnh báo về tình trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng, khiến doanh nghiệp có khả năng bỏ lỡ mục tiêu bắt đầu sản xuất hàng loạt, vốn đã bị trì hoãn từ lâu. Lần gần nhất mà khách hàng được chiêm ngưỡng những chiếc xe Evergrande NEV là 9 mẫu xe được trưng bày tại triển lãm ô tô Thượng Hải trong tháng 4.

Với giấy phép sản xuất ô tô ở Trung Quốc và một nhà máy ở Thiên Tân, Tilk hiện đặt hy vọng vào việc NEVS có thể đóng vai trò quan trọng trong tham vọng đưa ô tô Evergrande ra thị trường.

"Nếu có một tài sản mà Evergrande sở hữu bên ngoài Trung Quốc mà họ quan tâm, thì đó là NEVS. Chúng tôi là một mảnh ghép cần thiết để họ có thể quản lý công việc kinh doanh. Dấu hỏi đặt ra là liệu họ có đủ vốn hay không, hoặc các bên liên quan có tiếp tục đầu tư hay không. Tôi không biết", ông Tilk chia sẻ.

NEVS được thành lập vào năm 2012 và mua tài sản của hãng Saab đã phá sản. Họ đã ngừng sản xuất Saab 9-3 vào năm 2014 trước khi bắt đầu tái cơ cấu khoản nợ kéo dài gần một năm.

Năm 2019, Evergrande bắt đầu đầu tư vào NEVS thông qua Evergrande NEV, trước khi nâng tỷ lệ sở hữu vào cuối năm đó. Thỏa thuận này là một phần của thương vụ mua lại trị giá hàng tỷ USD được người sáng lập Evergrande Hứa Gia Ấn thực hiện. 

Ông đã bắt tay vào một nỗ lực đầy tham vọng để vượt qua Tesla, hãng xe điện của tỷ phú Elon Musk, để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Ngân hàng Trung Quốc cam kết bảo vệ người mua nhà trước khủng hoảng Evergrande

Ngân hàng Trung Quốc cam kết bảo vệ người mua nhà trước khủng hoảng Evergrande

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cam kết sẽ bảo vệ người tiêu dùng trên thị trường nhà ở và bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng.
Nguy cơ “quả bom nợ Evergrande” phiên bản Việt Nam

Nguy cơ “quả bom nợ Evergrande” phiên bản Việt Nam

Các chuyên gia cho rằng, câu chuyện của Tập đoàn Evergrande cũng như một lời cảnh báo đối với thị trường bất động sản Việt Nam.
Khủng hoảng Evergrande chưa được giải quyết, 'cú sốc' năng lượng đã tới

Khủng hoảng Evergrande chưa được giải quyết, 'cú sốc' năng lượng đã tới

Các nhà sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc chịu thêm gánh nặng vì thiếu điện trong lúc đã phải đương đầu với hàng loạt vấn đề của chuỗi cung ứng. Sự gián đoạn sẽ có tác động không nhỏ đến thời gian giao hàng.
Giá trị ròng điều chỉnh là gì? Đặc điểm giá trị ròng điều chỉnh

Giá trị ròng điều chỉnh là gì? Đặc điểm giá trị ròng điều chỉnh

Giá trị ròng điều chỉnh (tiếng Anh: Adjusted Net Worth) tính toán giá trị của một công ty bảo hiểm, sử dụng giá trị vốn, giá trị thặng dư và giá trị ước tính cho hoạt động kinh doanh trên sổ sách của công ty.
Quý III/2021: Giá bất động sản vẫn tiếp tục xu hướng tăng

Quý III/2021: Giá bất động sản vẫn tiếp tục xu hướng tăng

Báo cáo thị trường BĐS quý III/2021 của batdongsan.com.vn mới đây cho thấy, dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhưng thị trường BĐS vẫn có những điểm sáng đến từ một số khu vực và loại hình, và giá BĐS vẫn tiếp tục xu hướng tăng.
Tạm giữ 10 thanh niên trẻ tuổi để điều tra về hành vi giết người

Tạm giữ 10 thanh niên trẻ tuổi để điều tra về hành vi giết người

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp Công an huyện Tiên Du các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh đã điều tra, làm rõ nhóm thanh niên giết người gây xôn xao dư luận xảy ra ngày 29/9 tại Công ty TNHH ITM, tại KCN VSIP, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp