Thế giới có thể thiệt hại 9,2 nghìn tỉ USD nếu phân phối vaccine không đều

Thứ hai, 22/02/2021 | 10:18 Theo dõi CFĐT trên

Việc mất cân bằng nguồn cung vaccine không chỉ là vấn đề của quốc gia nghèo mà còn ảnh hưởng tới cả túi tiền của nước giàu. Một “chiến lược vaccine” được xem như mũi nhọn của toàn bộ kế hoạch dài hạn để khôi phục nền kinh tế vốn còn nhiều cơ hội như hiện nay. Nếu tiếp tục mất cân bằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải chịu hậu quả nặng nề.

Thế giới sẽ thiệt hại 9,2 nghìn tỉ USD nếu phân phối vaccine không đều (Ảnh minh họa)
Thế giới sẽ thiệt hại 9,2 nghìn tỉ USD nếu phân phối vaccine không đều (Ảnh minh họa)

Bài toán phân phối vaccine

Tờ Guardian ngày 27/1 dẫn dự báo của EIU cho thấy, các nước như Anh, Mỹ, Israel cùng các thành viên Liên minh châu Âu sẽ đạt được "độ bao phủ tiêm vaccine diện rộng", tức tiêm ngừa cho các nhóm ưu tiên, dễ tổn thương và hầu hết dân số vào cuối năm 2021.

Nhóm các nước phát triển còn lại theo sau sẽ đạt mục tiêu tiêm ngừa vào giữa năm 2022, tiếp đó là nhóm các nước đang phát triển vào cuối năm đó.

Tuy nhiên, theo EIU, 84 quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ không có đủ vaccine Covid-19 cho đến năm 2023. Vấn đề thiếu hụt vaccine sẽ kéo dài trong nửa đầu của thập kỷ này.

Tại Singapore, với 5,7 triệu dân số, bao gồm người nước ngoài, người nhập cư đều được cam kết tiêm vaccine miễn phí tính đến quý 3/2021. Hiện tại, quốc đảo sư tử đã tiêm phòng lần 1 cho 113 nghìn người (trung bình cứ 100 người có 2 người được tiêm).

Tại Indonesia, quốc gia này cũng hành động sớm đảm bảo được 330 triệu liều. Số lượng này đủ tiêm cho 165 triệu trong tổng số 270 triệu dân vì gần như tất cả các loại vaccine đều có phác đồ tiêm từ 1-2 liều. Tính đến nay, đã có khoảng 368 nghìn trong số 270 triệu dân số ở Indonesia được tiêm phòng.

Song ở một nơi khác của châu Á, Philippines vẫn còn băn khoăn đàm phán về giá vaccine ngừa Covid-19.

Viễn cảnh u ám nhất ở 3 quốc gia Campuchia, Lào và Myanmar, trong đó Myanmar mới chỉ có đủ liều vaccine để tiêm cho khoảng 1/4 dân số, Campuchia chỉ mua đủ cho 13% dân số. Các chuyên gia dự báo, 3 nước này phải mất khoảng 5 năm mới có thể hoàn thành chương trình tiêm chủng.

Ở Ấn Độ và Trung Quốc, với dân số lớn nằm rải rác trên các vùng đất rộng lớn thì việc tiếp cận tất cả mọi người ở những vùng xa xôi nhất không phải là vấn đề nan giải. Trong khi đó, tại Nhật Bản, sự hoài nghi cao của người dân đối với vaccine ngừa Covid-19 sẽ khiến nước này khó đạt được mục tiêu tiêm ngừa trong năm 2021.

Theo báo cáo của EIU, trong số 12,5 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 mà các nhà sản xuất vaccine lớn trên thế giới cam kết cung cấp trong năm 2021, có tới 4 tỷ liều đã được đặt hàng trước và phần lớn thuộc về những nước giàu có qua những thỏa thuận đặt trước trị giá hàng tỷ USD.

Theo ông Agathe Demarais, Giám đốc dự báo toàn cầu tại EIU, khoảng cách giữa các quốc gia giàu và các quốc gia nghèo sẽ còn tiếp tục nới rộng.

Ở mức độ này, các nền kinh tế tiên tiến chỉ cần tới giữa năm 2022 là hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho toàn bộ dân số trưởng thành. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển phải đến năm 2023 mới có thể mở rộng tiêm chủng. Với những quốc gia nghèo nhất thế giới thì việc tiêm chủng vaccine diện rộng có lẽ phải chờ tới năm 2024.

Ước tính toàn cầu thiệt hại tới 9,2 nghìn tỉ USD

Các nhà phân tích cho rằng, việc mất cân bằng nguồn cung vaccine không chỉ là vấn đề của quốc gia nghèo mà còn ảnh hưởng tới cả túi tiền của nước giàu.

Hơn nửa trong số đó với khoảng 4,5 nghìn tỷ USD là số thiệt hại mà chính các nước phát triển phải gánh chịu do sụt giảm xuất khẩu. Nguyên nhân do lượng tiêu thụ lao dốc và vấn đề trong chuỗi cung ứng khi các quốc gia đang phát triển chưa hoàn thành tiêm vaccine ngừa Covid-19 sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cấm vận.

ÔngTedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng chỉ trích: “Thế giới sẽ đứng bên bờ vực của thảm họa thất bại đạo đức nếu không thể triển khai tiếp cận vaccine một cách thật công bằng”.

Trong cuộc họp báo gần đây, ông Ghebreyesus nhấn mạnh, việc mất cân bằng vaccine có thể gây thiệt hại ước tính 4,5 nghìn tỷ USD trong khi WHO chỉ cần 26 tỷ USD là đủ để bù đắp thiếu hụt trong chương trình phân phối và tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 toàn cầu mang tên ‘Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19’.

Báo cáo của EIU cũng nghi ngờ dự báo của Covax - một liên minh chia sẻ vắc xin toàn cầu rằng họ sẽ cung cấp đủ liều trong năm nay cho 27% dân số ở các nước thành viên, bao gồm hơn 92 nước có thu nhập thấp hơn.

Nghiên cứu do Phòng Thương mại Quốc tế (có trụ sở tại Pháp) chỉ ra rằng, việc mất cân bằng vaccine ngừa Covid-19 có thể gây tổn hại khoảng 9,2 nghìn tỉ USD đối với nền kinh tế thế giới.

Để cài đặt được phần mềm Bluezone trên điện thoại người dân thực hiện các bước sau:

Bước 1: Người dùng điện thoại truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc vào ứng dụng App Store hoặc CHplay trên điện thoại rồi tìm kiếm phần mềm Bluzone để tải về.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng Bluezone sẽ yêu cầu bạn cho phép ứng dụng sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những ai trong cộng đồng sử dụng Bluezone rồi. Nếu chưa bật Bluetooth bạn hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth hoặc vào Cài Đặt > chọn Bluetooth và bật lên.

Bên cạnh đó ứng dụng cũng sẽ yêu cầu cho phép truy cập vị trí và truy cập một số thông tin của người dùng (việc cho phép truy cập này không sợ bị mất thông tin dữ liệu vì ứng dụng không thu thập những thông tin này) để nếu người bạn tiếp xúc hoặc có bất kỳ ca nhiễm mới nào nhiễm Covid-19, ứng dụng sẽ ngay lập tức gửi thông tin đến bạn.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, người dùng bấm Quét xung quanh để nhận diện xem có ai đang sử dụng Bluezone không. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m sử dụng bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào trong danh sách đã tiếp xúc.

Vũ Hân
Theo VnMedia.vn Copy
Covid-19 khiến thế giới ngập trong ‘núi nợ’

Covid-19 khiến thế giới ngập trong ‘núi nợ’

Sau một năm chiến đấu với Covid-19, thế giới ngập trong "núi nợ”. Điều này có thể sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng tài chính và đặt ra thách thức vô cùng lớn với các nền kinh tế.
Thế giới cần 7 năm mới có thể miễn dịch với virus SARS-CoV-2

Thế giới cần 7 năm mới có thể miễn dịch với virus SARS-CoV-2

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt là câu hỏi còn bỏ ngỏ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới vào năm 2020. Theo hãng tin Bloomberg, thế giới cần 7 năm mới có thể miễn dịch với virus SARS-CoV-2.
Liệu kinh tế thế giới có thoát khỏi ‘bóng đen’ Covid-19 và phục hồi trong 2021?

Liệu kinh tế thế giới có thoát khỏi ‘bóng đen’ Covid-19 và phục hồi trong 2021?

Quá trình phục hồi kinh tế các nước có thể kéo dài, không đồng đều và không chắc chắn nhưng nền kinh tế thế giới sẽ dần thoát khỏi “bóng đen” Covid-19.
Phát hiện một ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Hải Phòng

Phát hiện một ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Hải Phòng

Sáng 22/2, Một nữ nhân viên 26 tuổi, hiện đang làm việc ở Bệnh viện Giao thông Vận tải Hải Phòng đã có 2 lần xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Xuất khẩu tháng đầu năm 2021 ghi nhận mức tăng trưởng cao

Xuất khẩu tháng đầu năm 2021 ghi nhận mức tăng trưởng cao

Đại dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan và bảo hộ trong nước gia tăng, thế nhưng Việt Nam vẫn có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng và thặng dư thương mại đạt kỷ lục, đây được xem là bước tạo đà và tạo lực bứt phá cho hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng ở Texas

Tổng thống Mỹ Joe Biden ban bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng ở Texas

Mới đây, ngày 20/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt tuyên bố tình trạng thảm họa nghiêm trọng ở Texas, nơi bị mất điện và thiếu nước trên diện rộng giữa thời tiết giá rét khi nhiệt độ giảm xuống -2 độ C đến -22 độ C.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp