Liệu kinh tế thế giới có thoát khỏi ‘bóng đen’ Covid-19 và phục hồi trong 2021?

Chủ nhật, 24/01/2021 | 16:42 Theo dõi CFĐT trên

Quá trình phục hồi kinh tế các nước có thể kéo dài, không đồng đều và không chắc chắn nhưng nền kinh tế thế giới sẽ dần thoát khỏi “bóng đen” Covid-19.

Liệu kinh tế thế giới có thoát khỏi ‘bóng đen’ Covid-19 và phục hồi trong 2021
Liệu kinh tế thế giới có thoát khỏi ‘bóng đen’ Covid-19 và phục hồi trong 2021

Các tổ chức, các chuyên gia phân tích dự báo, dịch bệnh Covid-19 chưa chắc có thể được kiểm soát hoàn toàn trong 2021, quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu kéo dài, và phụ thuộc nhiều vào “lời giải” từ vaccine ngừa Covid-19, quan hệ thương mại giữa các nền kinh tế lớn.

Theo IMF đánh giá, trong 2021 tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt khoảng 5,4%, thấp hơn nhiều so với con số 6,5% mà tổ chức này đưa ra vào thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 1/2020.

Mặc dù kinh tế toàn cầu đã thoát đáy kể từ thời điểm “đóng băng” hồi tháng 4/2020 do lệnh hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, nhưng dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khiến nhiều quốc gia vẫn thận trọng mở cửa biên giới và hạn chế việc đi lại.

WB cũng không mấy lạc quan về khả năng phục hồi nhanh của kinh tế toàn cầu khi “bóng đen” Covid-19 vẫn đang hiện hữu.

Đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm những rủi ro liên quan đến làn sóng tích lũy nợ toàn cầu kéo dài hàng thập kỷ, đồng thời làm giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng được dự báo từ lâu trong thập kỷ tới. Theo WB, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 4% trong 2021 và con số này còn phụ thuộc vào tiến độ tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu.

Dự báo khá ảm đạm cho năm 2021, chuyên gia kinh tế trưởng Laurence Boone của OECD lưu ý, kinh tế thế giới có thể sẽ còn phải trải qua tác động của đại dịch Covid-19 trong năm 2021 này. Triển vọng kinh tế toàn cầu trong 2021 sẽ được cải thiện nhưng ở mức thấp và không đồng đều ở tất cả các nước.

Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng 8% vào năm 2021, trong khi các nền kinh tế thành viên OECD khác dự kiến chỉ tăng trưởng trung bình hơn 3%. Các quốc gia phục hồi tốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào việc triển khai vaccine ngừa Covid-19 suôn sẻ ra sao.

Giới chuyên gia cho biết, hậu quả của Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu sẽ còn dai dẳng, tăng trưởng GDP không chỉ đối mặt với triển vọng ảm đạm trong 2021 mà còn lan sang các năm 2022-2023 với đầu tư tư nhân và tăng năng suất thấp hơn. Đối với các nền kinh tế phát triển, mức tăng trưởng GDP vào cuối 2021 sẽ vẫn thấp hơn 2019 và thấp hơn đáng kể so với mức dự kiến trước Covid-19.

Nhiều khả năng tốc độ phục hồi việc làm trong năm 2021 của Mỹ có thể tăng cao sau cú sốc ban đầu của đại dịch. Tuy nhiên, do Chương trình bảo vệ tiền lương đã hết hạn vào cuối tháng 7 năm ngoái, sự phục hồi có xu hướng sẽ giảm tốc do có ít hỗ trợ hơn, đặc biệt là do ảnh hưởng của hậu bầu cử Tổng thống Mỹ. Do vậy, GDP của Mỹ sau khi giảm 6% vào năm 2020 có thể đạt mức phục hồi 3,7% vào 2021. Nếu cuộc khủng hoảng y tế tiếp tục kéo dài trong những tháng tới đây, GDP dự kiến sẽ chỉ đạt 1% vào năm 2021.

Eurozone dự kiến sẽ phục hồi kinh tế với mức tăng 5,8% vào năm 2021, sau khi ghi nhận mức giảm 7,1% trong năm 2020. Trong đó, Đức dự kiến sẽ phục hồi nhanh hơn nhờ các biện pháp kích thích tài chính mạnh mẽ và thu nhập phục hồi trở lại mức trước đại dịch Covid-19 vào quý 1/2023.

Tại khu vực châu Á, giới chuyên gia nhận định tăng trưởng trong khu vực dự kiến sẽ dần phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Mặc dù đang trong tình trạng thu hẹp, khu vực châu Á vẫn duy trì hiệu suất tương đối so với phần còn lại của thế giới. Xét về tổng thể, khu vực này vẫn có những nền tảng cơ bản tương đối vững chắc nhờ khả năng phục hồi của mỗi nước.

Trong những năm qua, do sự mất cân bằng trong phát triển nền kinh tế toàn cầu, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia gia tăng, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy. Dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ khiến sự làn truyền của làn sóng chống lại toàn cầu hóa trở nên trầm trọng hơn.

Các nước lần lượt áp dụng những biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 như cách ly, giám sát hải quan…, Do đó, sự lưu chuyển con người và các yếu tố sản xuất chắc chắn sẽ khó khăn, điều này sẽ khiến toàn cầu hóa và mở cửa phát triển bị cản trở trong ngắn hạn.

Thanh Hải
Theo VnMedia.vn Copy
Làn sóng Covid-19 mới ‘siêu lây nhiễm’ đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế Châu Á

Làn sóng Covid-19 mới ‘siêu lây nhiễm’ đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế Châu Á

Một số nhà phân tích cho biết sự xuất hiện của biến thể Covid-19 mới nổi lên tại một số quốc gia trong khu vực đang phủ "bóng ma" lên triển vọng phục hồi kinh tế Châu Á trong năm 2021.
Năm 2021: Kinh tế thế giới có nhiều triển vọng nhưng cũng vô số thách thức

Năm 2021: Kinh tế thế giới có nhiều triển vọng nhưng cũng vô số thách thức

Trong năm 2020, nền kinh tế toàn cầu đã phải trải qua một đợt suy thoái tồi tệ nhất trong 100 năm qua. Các chuyên gia nhận định rằng kinh tế thế giới có nhiều triển vọng nhưng cũng có vô số thách thức cần phải vượt qua trong năm mới.
Năm 2020 - Năm gục ngã của kinh tế toàn cầu

Năm 2020 - Năm gục ngã của kinh tế toàn cầu

Bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trong năm 2020 đã làm gục ngã nền kinh tế toàn cầu, châm ngòi cho cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái 1930 đến nay. Sau những thiệt hại khổng lồ, dự báo chặng đường hồi phục được sẽ có nhiều gian nan.
Giá bưởi giảm mạnh dịp cận Tết khiến nhà vườn lo lắng

Giá bưởi giảm mạnh dịp cận Tết khiến nhà vườn lo lắng

Đến thời điểm này, người trồng bưởi vẫn chưa tìm được đầu ra và giá bưởi giảm mạnh dịp cận Tết khiến nhà vườn không khỏi lo lắng.
Thị trường bất động sản Hà Nội có dấu hiệu hồi phục

Thị trường bất động sản Hà Nội có dấu hiệu hồi phục

Ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 đã khiến thị trường bất động sản Hà Nội chịu tác động không nhỏ. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, nhu cầu bị dồn nén của người mua lẫn nhà đầu tư đã là động lực thúc đẩy thị trường hồi phục.
Ô tô nhập khẩu chờ đợi sự hồi phục trong năm 2021

Ô tô nhập khẩu chờ đợi sự hồi phục trong năm 2021

Trong năm 2020, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam giảm mạnh. Tuy nhiên, ô tô nhập khẩu đang có xu hướng tăng trở lại trong năm 2021 khi chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ với xe lắp ráp trong nước đã hết hạn.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp