‘Siêu biến thể’ Covid-19 mới được gắn nhãn ‘đáng lo ngại’ do có thể gia tăng nguy cơ tái nhiễm

Thứ bảy, 27/11/2021 | 14:11 Theo dõi CFĐT trên

Tổ chức Y tế Thế giới hôm thứ Sáu đã gán chữ cái Hy Lạp biê cho một biến thể Covid mới được xác định ở Nam Phi. Cơ quan y tế của Liên hợp quốc đã công nhận chủng này, lần đầu tiên được gọi là dòng B.1.1.529 , là một biến thể cần quan tâm.

Một y tá chuẩn bị vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19 cho trẻ em để phân phối tại Montreal, Quebec vào ngày 24/11/2021 (Ảnh: CNBC)
Một y tá chuẩn bị vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19 cho trẻ em để phân phối tại Montreal, Quebec vào ngày 24/11/2021 (Ảnh: CNBC)

WHO gắn nhãn cho chủng Covid-19 mới - Omicron

Các chuyên gia y tế của WHO bày tỏ quan ngại sâu sắc về khả năng lây nhiễm của Omicron bởi biến thể này có tới số lượng lớn đột biến và đặc tính khác với các biến thể đáng lo ngại khác.

Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về Covid-19 cho biết trong một video đăng trên Twitter: “Omicron, B.1.1.529, được đặt cho biến thể này bởi nó có những đặc tính đáng lo ngại. Biến thể này có một lượng lớn đột biến và một vài đột biến trong số này mang nhiều đặc điểm rất đáng lo ngại”.

Các chuyên gia lo lắng rằng sự gia tăng đáng kể số ca nhiễm Covid-19 tại tỉnh Gauteng của Nam Phi – nơi đầu tiên phát hiện đột biến virus thể nặng – đồng nghĩa rằng biến thể có khả năng thoát khỏi hệ thống miễn dịch cao hơn so với các biến thể trước đó. WHO cho biết số lượng ca nhiễm biến thể Omicron “có vẻ đang tăng lên” tại hầu hết các tỉnh của Nam Phi.

Tổ chức này chỉ gắn nhãn các biến thể Covid-19 là “đáng lo ngại” khi biến thể đó có khả năng lây lan mạnh hơn, có độc lực mạnh hơn hoặc có khả năng chống lại các biện pháp phòng chống dịch như tiêm vắc xin và điều trị.

Theo dữ liệu được trình bày tại cuộc họp báo ngày 26/11 của Bộ Y tế Nam Phi, một số đột biến của biến thể Omicron được cho là có khả năng kháng lại kháng thể và điều này có thể làm giảm khả năng bảo vệ của vắc xin.

Ngoài ra, một số đột biến cũng có thể làm cho Omicron dễ lây lan hơn, trong khi nhiều đột biến khác vẫn chưa có báo cáo về đặc tính. Do đó, các nhà khoa học chưa thể hiểu hết cách thức mà các đột biến này ảnh hưởng đến hành vi của biến thể.

“Bằng chứng sơ bộ cho thấy biến thể này làm tăng nguy cơ tái nhiễm so với các biến thể được gắn nhãn đáng lo ngại khác”, WHO cho biết trong thông cáo ngày 27/11.

Việc WHO gắn nhãn một biến thể đáng lo ngại mới cùng với loạt cảnh báo từ các quan chức đã làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này. Giá dầu, cổ phiếu du lịch giải trí lao dốc mạnh trước thông tin này.

WHO cho biết tổ chức này sẽ mất vài tuần để tìm hiểu xem liệu Omicron có ảnh hưởng tới việc chẩn đoán phát hiện, điều trị và vắc xin hay không.

Chúng ta biết gì cho đến nay?

Hành khách chờ đợi tại sân bay Frankfurt (Ảnh: CNBC)
Hành khách chờ đợi tại sân bay Frankfurt (Ảnh: CNBC)

Ở thời điểm hiện tại, một số thông tin sơ bộ về biến thể này đã được công bố. Tại cuộc họp báo nói trên của Bộ Y tế Nam Phi, nhà khoa học Tulio de Oliveira cho biết Omicron có khoảng 50 đột biến nhưng khoảng hơn 30 trong số này là đột biến tại protein gai, phần protein tiếp xúc với tế bào cơ thể người.

Bên cạnh đó, vùng liên kết thụ thể, phần virus đầu tiên tiếp xúc với tế bào cơ thể có tới 10 đột biến, nhiều hơn tới 5 lần so với biến thể Delta (biến thể Covid chủ đạo trên thế giới hiện nay).

Các nhà khoa học cho rằng, mức độ đột biến này có nghĩa là biến thể Omicron rất có thể đến từ một bệnh nhân không thể loại bỏ hoàn toàn virus trong cơ thể, tạo cơ hội cho nó tiến hóa về mặt di truyền. Giả thuyết tương tự đã được đặt ra cho biến thể Covid Alpha.

“Các nghiên cứu đang được triển khai tại Nam Phi và các quốc gia khác để xác định rõ hơn đặt tính của biến thể mới này, về khả năng lây nhiễm, mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng của nó tới các biện pháp phòng chống dịch của chúng ta như chẩn đoán, điều trị và vắc xin”, bà Van Kerkhove cho biết. “Đến nay, chưa có nhiều thông tin và các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện”.

Khoảng 100 bộ gen biến thể Omicron đã được phát hiện ở Nam Phi, chủ yếu tại tỉnh Gauteng. Biến thể này cũng đã được phát hiện ở Israel, Botswana và Hồng Kông.

“Hiện tại có hai hướng tiếp cận: Đợi có thêm các bằng chứng khaa học hoặc hành động ngay và sau đó có thể rút lại nếu không cần nữa”, giáo sư về y tế công và vi sinh học Sharon Peacock của Đại học Cambridge cho biết.

Theo ông, tốt hơn hết là ‘hành động quyết liệt, hành động sớm và nhanh chóng’ và đưa ra xin lỗi nếu sai lầm, còn hơn là chờ các ý kiến hàn lâm về các bằng chứng rồi mới hành động. Tình trạng lây lan nhanh chóng tại Nam Phi có thể do biến thể có đặc tính lây lan mạnh hoặc do yếu tố khác, nhưng hiện tại có đủ dấu hiệu cho thấy tình huống tồi tệ hơn có thể xảy ra, do đó nên có hướng tiếp cận thận trọng, ông Peacock nói.

Liên minh châu Âu (EU), Anh, Israel, Singapore và Mỹ đã lập tức áp lệnh hạn chế đi lại với các quốc gia tại phía nam châu Phi, trong đó có Nam Phi. Tuy nhiên, WHO cho rằng các quốc gia này đã “vội vàng” khi áp dụng hạn chế đi lại và khuyến cáo nên có “cách tiếp cận khoa học dựa trên rủi ro”. Bộ trưởng Ngoại giao Nam phi sáng 27/11 cũng nói rằng quyết định cấm các chuyến bay từ Nam Phi “dường như quá vội vã khi mà WHO chưa đưa ra khuyến cáo về các bước hành động tiếp theo”.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Phát hiện 9 người trong gia đình bác sĩ nhiễm Covid-19 ở Nghệ An

Phát hiện 9 người trong gia đình bác sĩ nhiễm Covid-19 ở Nghệ An

Sau khi phát hiện cặp vợ chồng làm bác sĩ nhiễm Covid-19, lực lượng chức năng đã tiến hành truy vết, lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp liên quan thì phát hiện thêm 7 người khác trong gia đình nhiễm Covid-19.
Ngày 26/11: Hà Nội ghi nhận 264 ca mắc Covid-19 mới, có 130 ca cộng đồng

Ngày 26/11: Hà Nội ghi nhận 264 ca mắc Covid-19 mới, có 130 ca cộng đồng

Tính từ 18h ngày 25/11 đến 18h ngày 26/11, Hà Nội ghi nhận thêm 264 ca bệnh Covid-19, trong đó cộng đồng (130), khu cách ly (111), khu phong tỏa (23).
Hà Nội: 8 nhân viên quán karaoke dương tính với SARS-CoV-2

Hà Nội: 8 nhân viên quán karaoke dương tính với SARS-CoV-2

Qua test nhanh phát hiện 8 nhân viên quán karaoke trên địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đều có kết quả dương tính.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ 01/01/2022

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ 01/01/2022

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch.
Startup Metaverse Việt Nam huy động được 1 triệu USD

Startup Metaverse Việt Nam huy động được 1 triệu USD

VerseHub - một startup công nghệ Việt theo xu hướng Metaverse vừa nhận vốn đầu tư 1 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư thiên thần giấu tên, dẫn đầu bởi GameFi.
Báo cáo tài chính có dấu hiệu bất thường, cổ phiếu CEO vẫn tăng trần

Báo cáo tài chính có dấu hiệu bất thường, cổ phiếu CEO vẫn tăng trần

Trái ngược với kết quả làm ăn thua lỗ, dòng tiền kinh doanh âm hàng trăm tỷ, cổ phiếu CEO của Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO Group) đang là một hiện tượng trên sàn chứng khoán khi liên tục tăng trần hàng chục phiên, khiến thị giá tăng gấp 3 lần chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu bất thường đằng sau những con số mà doanh nghiệp này đã công bố trong BCTC
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp