Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ 01/01/2022

Thứ bảy, 27/11/2021 | 09:30 Theo dõi CFĐT trên

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được 10 quốc gia thành viên ASEAN và 05 nước đối tác của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 do Việt Nam làm Chủ tịch.

Theo quy định của Hiệp định RCEP, Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 06 nước ASEAN và 03 nước đối tác hoàn tất việc phê chuẩn/phê duyệt Hiệp định và nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASEAN. Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. Như vậy, Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Theo Bộ Công Thương, việc Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 01/2022 sẽ góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây, hài hòa các cam kết, quy định trong các hiệp định này, tối đa hóa các lợi ích kinh tế, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và tạo thuận lợi cho thương mại, góp phần củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Cũng theo Bộ Công Thương, sau khi có hiệu lực đầy đủ với tất cả các nước tham gia ký kết, Hiệp định RCEP sẽ tạo thành một thị trường với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, và GDP khoảng 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới xét về quy mô dân số. Do vậy, Hiệp định RCEP dự kiến sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

RCEP có hiệu lực - sự kiện nhiều ý nghĩa

Bộ Công Thương cho biết, trải qua thời gian tám năm, 31 vòng đàm phán, 15 cuộc họp của Ủy ban đàm phán thương mại và 19 vòng đàm phán cấp bộ trưởng, cuối cùng các nước đã đạt được thỏa thuận RCEP. Đây không chỉ là một thỏa thuận thương mại tự do đơn thuần mà còn thực sự là một thỏa thuận toàn diện. RCEP dựa trên “kiềng ba chân” gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại điện tử, được cụ thể hóa bằng một văn kiện dài hơn 14.000 trang với 20 chương, cùng với các phụ lục và lịch trình. 

RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia. 

Trong suốt quá trình, các cuộc đàm phán kéo dài gặp không ít thách thức. Một số nước tham gia có sự thay đổi về chính phủ với việc các nhà lãnh đạo mới thường nhấn mạnh các ưu tiên khác nhau. Tháng 11/2019, Ấn Độ tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán. Không lâu sau đó, thế giới phải đối mặt với đại dịch COVID-19, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và sự tăng trưởng của các nền kinh tế.

Tuy nhiên, tháng 11/2020, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 được tổ chức trực tuyến với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, RCEP chính thức được ký kết, mang  nhiều ý nghĩa quan trọng.

Về kinh tế, RCEP được ký kết và có hiệu lực sẽ giúp tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực trong khu vực, thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại và tự do hóa đầu tư, nâng cao trình độ hội nhập kinh tế. RCEP còn thúc đẩy việc khôi phục kinh tế, cũng như sự thịnh vượng lâu dài của khu vực. RCEP sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô người tiêu dùng chiếm khoảng 30% dân số thế giới, mang lại thêm 209 tỷ USD hằng năm trong doanh thu toàn cầu và 500 tỷ USD cho thương mại thế giới vào năm 2030.

Ước tính, RCEP và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ bù đắp tổn thất kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc gây ra. Hai hiệp định này cũng sẽ giúp các nền kinh tế của Đông Bắc Á và Đông Nam Á hoạt động hiệu quả hơn, kết nối các thế mạnh về công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.

Trong 15 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là thành viên RCEP, tổng GDP thực tế của những nước này chiếm gần 30% GDP thế giới. Mặc dù trong thập niên qua, quá trình tự do hóa thuế quan đã đạt được tiến bộ đáng kể đối với 15 thành viên RCEP, thông qua một mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) rộng khắp, nhưng RCEP vẫn sẽ tiếp tục giảm bớt các hàng rào thuế quan.

Phạm vi của RCEP bao gồm giảm thuế quan đối với thương mại hàng hóa, cũng như thiết lập các quy tắc chất lượng cao hơn cho thương mại dịch vụ, bao gồm các điều khoản tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp lĩnh vực dịch vụ từ các nước RCEP khác. Hiệp định RCEP cũng sẽ giảm bớt các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên, chẳng hạn như thủ tục hải quan và kiểm dịch cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật. 

Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) ước tính, khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này có thể làm tăng thu nhập toàn cầu lên 186 tỷ USD mỗi năm, đến năm 2030 và thêm 0,2% vào nền kinh tế của các quốc gia thành viên. 

Khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Thậm chí, với hiệp định này, Việt Nam và các nước ASEAN hoàn toàn có cơ hội để trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn và hấp dẫn. Cơ hội tăng tốc thu hút đầu tư từ các nước thành viên RCEP sẽ lớn hơn, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nhiều cơ chế, chính sách vượt trội để đón đầu dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển.

Ngoài ra, việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử..., tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực. Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand... 

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, RCEP có thể mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài.

Cam kết trong RCEP cũng sẽ làm giảm thuế quan của nhiều nước trong khối đối với hàng hóa Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh trong nước với một loạt hàng hóa mới có giá thành thấp hơn từ Trung Quốc.

Một số ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi việc giảm thuế quan này. Đặc biệt, kinh tế thế giới cũng như nhiều nước trong khu vực đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Không khí trầm lắng tại các chợ Giáng sinh châu Âu

Không khí trầm lắng tại các chợ Giáng sinh châu Âu

Bầu không khí tại các khu chợ Giáng sinh châu Âu năm nay trầm lắng và ảm đạm hơn nhiều so với mọi năm.
Bitmain chuẩn bị cho ra mắt máy đào Bitcoin 'khỏe' nhất hành tinh

Bitmain chuẩn bị cho ra mắt máy đào Bitcoin 'khỏe' nhất hành tinh

Bitmain, nhà sản xuất máy đào tiền điện tử lớn nhất thế giới mới đây vừa hé lộ thiết bị đào Bitcoin mạnh nhất thế giới có tên Antminer S19XP. Chiếc máy mới này được quảng cáo mạnh hơn 27% so với S19 Pro, mẫu máy đào flagship hiện tại của dòng S19, trong khi lại tiết kiệm năng lượng hơn 27%.
Chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng thêm rối với chính sách kiểm dịch tại cảng của Trung Quốc

Chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng thêm rối với chính sách kiểm dịch tại cảng của Trung Quốc

Các chính sách Zero Covid ngày càng cực đoan của Trung Quốc đang cản trở sự phục hồi của ngành vận tải biển. Đồng thời, kéo dài cuộc khủng hoảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều cảng biển tê liệt và những kệ hàng trống trơn ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngày 26/11: Hà Nội ghi nhận 264 ca mắc Covid-19 mới, có 130 ca cộng đồng

Ngày 26/11: Hà Nội ghi nhận 264 ca mắc Covid-19 mới, có 130 ca cộng đồng

Tính từ 18h ngày 25/11 đến 18h ngày 26/11, Hà Nội ghi nhận thêm 264 ca bệnh Covid-19, trong đó cộng đồng (130), khu cách ly (111), khu phong tỏa (23).
Báo cáo tài chính có dấu hiệu bất thường, cổ phiếu CEO vẫn tăng trần

Báo cáo tài chính có dấu hiệu bất thường, cổ phiếu CEO vẫn tăng trần

Trái ngược với kết quả làm ăn thua lỗ, dòng tiền kinh doanh âm hàng trăm tỷ, cổ phiếu CEO của Công ty CP Tập đoàn C.E.O (CEO Group) đang là một hiện tượng trên sàn chứng khoán khi liên tục tăng trần hàng chục phiên, khiến thị giá tăng gấp 3 lần chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu bất thường đằng sau những con số mà doanh nghiệp này đã công bố trong BCTC
Trung Quốc yêu cầu Didi hủy niêm yết tại Mỹ

Trung Quốc yêu cầu Didi hủy niêm yết tại Mỹ

Được cho là "thách thức" cơ quan quản lý, ngay sau thương vụ IPO khủng hồi tháng 7/2021 của Didi, nhà chức trách Trung Quốc đã nhanh đóng khởi động hàng loạt cuộc điều tra nhằm vào gã khổng lồ này và cân nhắc đưa ra những án phạt chưa có tiền lệ, bao gồm cả việc hủy niêm yết.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp