Ông chủ của Evergrande đang cố gắng cứu đế chế của mình như thế nào?

Thứ hai, 11/10/2021 | 17:18 Theo dõi CFĐT trên

Bốn năm sau khi tranh giành ngôi vị người giàu nhất châu Á với tỷ phú Jack Ma, gia sản của Hui Ka Yan, Chủ tịch Evergrande đang trên đà lao dốc và đế chế bất động sản khổng lồ của ông đang đứng bên bờ vực sụp đổ.

Evergrande
Evergrande

Trong những lần gặp rắc rối trước kia, ông Hui dựa vào sự giúp đỡ của những người bạn tài phiệt và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Lần này, có vẻ như ông chỉ còn lại một mình.

Desmond Shum, tác giả cuốn sách "Red Roulette" kể về quá trình giao du với giới tinh hoa chính trị của Trung Quốc, nhận xét: "Không ai thu được lợi ích trong việc giải cứu ông Hui. Trong tình thế hiện nay, tôi không nghĩ bất kỳ mối quan hệ chính trị nào sẽ dang tay ra cứu ông ấy".

Điều gì sẽ xảy ra với ông Hui là câu hỏi vẫn chờ được trả lời. 

Những người bạn lâu năm của ông Hui cũng đang mất kiên nhẫn. Chinese Estates Holdings, công ty của trùm bất động sản Joseph Lau, tuyên bố có thể thoái sạch vốn khỏi Evergrande.

Việc thiếu sự hỗ trợ công khai từ Bắc Kinh đang buộc ông Hui đẩy mạnh nỗ lực tự cứu đế chế của mình, đơn cử như việc bán bớt bộ phận tài sản đáng giá của Evergrande. Có tin rằng ông Hui đang bán phần lớn cổ phần trong đơn vị dịch vụ bất động sản cho gia tộc tỷ phú họ Chu.

Mở rộng đế chế

Ông Hui Ka Yan, Chủ tịch Evergrande (Ảnh: Bloomberg)
Ông Hui Ka Yan, Chủ tịch Evergrande (Ảnh: Bloomberg)

Ông Hui thành lập Evergrande vào năm 1996 tại thành phố Quảng Châu. Trong những năm tiếp theo, ông biến Evergrande thành một trong những công ty bất động sản lớn nhất đất nước. Không chỉ dừng lại ở nhà đất, ông Hui còn vươn tới sở hữu các câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền, công ty sản xuất nước đóng chai, giải trí trực tuyến, ngân hàng và bảo hiểm.

Ông Hui đảm bảo rằng các doanh nghiệp trong đế chế Evergrande phù hợp với ưu tiên của giới lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Chủ tịch Tập Cận Bình - từ việc đưa đất nước trở thành người dẫn đầu công nghệ toàn cầu cho đến chiến thắng tại World Cup.

Ông Hui là thành viên của Ủy ban Hiệp thương Chính trị Trung Quốc, tư vấn cho chính phủ về chính sách. Năm 2018, ông được đưa vào danh sách 100 doanh nhân xuất sắc toàn quốc.

Ông Hui nhấn mạnh về hàng triệu việc làm mà công ty tạo ra và hàng tỷ nhân dân tệ nộp thuế những năm qua. Ông nổi danh là nhà từ thiện hào phóng, đứng đầu danh sách của Forbes về những người quyên góp nhiều nhất tại Trung Quốc.

Ông Hui phát biểu trong cùng năm 2018: "Mọi thành công của Evergrande đều là nhờ đảng, nhà nước và xã hội. Do đó chúng ta nên gánh vác trách nhiệm xã hội". 

Kỷ nguyên mới

Kỷ nguyên mới
Kỷ nguyên mới

Ngay cả khi Evergrande trên đỉnh thành công, nhiều người vẫn tỏ ra lo ngại về khối nợ khổng lồ của tập đoàn này. Năm 2018, Ngân hàng trung ương Trung Quốc chỉ đích danh Evergrande là một trong 4 công ty có nguy cơ gây ra rủi ro hệ thống cho hệ thống tài chính. Thời đại mở rộng vũ bão thông qua nợ vay của doanh nghiệp Trung Quốc đang đến hồi kết.

Giống như nhiều lần trong quá khứ, ông Hui tìm đến bạn hữu và các mối quan hệ doanh nghiệp để huy động tiền. Các công ty của ông Hui đã nhận được khoảng 3,6 tỷ USD đầu tư kể từ năm 2018 từ các đế chế bất động sản do ba ông trùm Trung Quốc khác điều hành.

Nhưng giới chức trách Trung Quốc tiếp tục siết chặt tín dụng trong thị trường bất động sản với việc trấn áp các ngân hàng ngầm (shadow banking) và đặt ra "ba lằn ranh đỏ" để hạn chế đòn bẩy.

Những biện pháp này là một trong những nguyên nhân kích hoạt khủng hoảng thanh khoản của ông Hui vào năm 2020. Một thỏa thuận để tạm hoãn hầu hết các khoản trả nợ đã được đưa ra, với sự hậu thuẫn của các quan chức địa phương. Ông Hui tránh được vực thẳm – nhưng chỉ trong chốc lát.

Tranh cãi với nhà cung cấp về các hóa đơn chưa thanh toán bắt đầu gây xôn xao dư luận. Một số người tìm cách đóng băng tài sản của Evergrande, số khác tạm dừng các dự án.

Hỗ trợ của chính quyền địa phương giảm dần – ít nhất là các khoản công khai - khi ông Tập thắt chặt kiểm soát ngành bất động sản và khởi động chiến dịch "thịnh vượng chung". Trong những buổi nói chuyện kín đáo, các quan chức thúc giục ông Hui giải quyết các vấn đề nợ của công ty càng nhanh càng tốt.

Bất chấp quy mô to lớn của Evergrande, có rất ít dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ giải cứu công ty này.

Tháng trước ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu viết trên Weibo rằng những bom nợ như Evergrande không thể "quá lớn để sụp đổ" một khi chúng phát nổ. "Doanh nghiệp phải có năng lực tự cứu lấy mình thông qua thị trường", ông viết.

Ông Donald Low, Giám đốc Viện nghiên cứu thị trường mới nổi tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong cho biết một cuộc giải cứu doanh nghiệp khổng lồ sẽ phát đi thông điệp sai lầm khi mà ông Tập đang cố chấn chỉnh giới tài phiệt và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Ông Low giải thích: "Giải cứu Evergrande sẽ tạo ra rủi ro đạo đức, tăng khả năng tạo ra nhiều bom nợ như Evergrande. Quan trọng nhất, hành động này sẽ làm tổn hại nỗ lực của Chủ tịch Tập nhằm thúc đẩy thịnh vượng chung do giải cứu sẽ được nhìn nhận là gói bơm tiền khổng lồ cho kẻ giàu".

Thay vào đó, ông Hui đã đẩy mạnh rao bán tài sản để có tiền mặt hoàn trả cho chủ nợ - từ nhà đầu tư nhỏ lẻ mua sản phẩm cam kết lợi suất cao của công ty cho đến 1,6 triệu người mua nhà đã đặt cọc và các trái chủ. Evergrande là nhà phát hành "trái phiếu rác" lớn nhất châu Á.

Tháng trước, Evergrande đồng ý bán bớt cổ phần trong một ngân hàng Trung Quốc cho chính quyền địa phương. S&P Global Ratings gọi đây là bước đầu tiên hướng đến giải quyết khủng hoảng thanh khoản của công ty. Evergrande cũng đã đàm phán bán 51% cổ phần của công ty dịch vụ bất động sản cho Hopson Development Holdings.

Ông Kenny Ng, chuyên gia tại Sun Hung Kai nhận xét: "Nếu Evergrande bán được công ty con này thì sẽ có tiền thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nhưng khả năng tăng trưởng trong tương lai sẽ bị hạn chế".

Áp lực chồng lên Evergrande đang ngày càng nặng nề. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Evergrande đã trả lãi cho hai lô trái phiếu USD tới hạn gần đây, bất chấp cơ quan tài chính khuyến khích công ty tránh vỡ nợ đối với trái phiếu USD. Evergrande đã lỡ hạn thanh toán lãi cho ít nhất hai ngân hàng lớn. Cổ phiếu Evergrande – hiện đang tạm ngừng giao dịch – đã cắm đầu giảm 80% trong năm nay, trong khi đó giá trái phiếu USD rơi xuống mức kỷ lục.

Chỉ thời gian mới có thể trả lời liệu Chủ tịch Hui có thể tìm ra cách thoát khỏi thử thách hiện tại hay không.

Theo Bloomberg
Theo VnMedia.vn Copy
Tỷ phú Xu Jiayin của Evergrande đang thấy mình đơn độc

Tỷ phú Xu Jiayin của Evergrande đang thấy mình đơn độc

Từng rót hàng tỷ USD vào tập đoàn Evergrande, nhưng giờ đây những người bạn của tỷ phú Xu Jiayin đang tìm cách tháo chạy khỏi ‘bom nợ’ khổng lồ này.
Những gã khổng lồ công nghệ đang tháo chạy khỏi ‘thung lũng Silicon’

Những gã khổng lồ công nghệ đang tháo chạy khỏi ‘thung lũng Silicon’

Thống đốc Gavin Newsom thường xuyên vỗ ngực tự hào rằng California của ông là tiểu bang đi đầu trong lĩnh vực sản xuất tiên tiến và công nghệ xanh. Nhưng giờ đây, một trong những tập đoàn nổi bật nhất trong số ấy đang chuyển trụ sở chính tới tiểu bang khác.
Hãng giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc bị phạt hơn nửa tỷ USD vì độc quyền

Hãng giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc bị phạt hơn nửa tỷ USD vì độc quyền

Nền tảng giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc Meituan mới đây vừa bị phạt 533 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền.
Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Phong Nha

Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Phong Nha

UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3220/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án Quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2021 - 2030.
Đại lộ Thăng Long ngập sâu, nhiều hầm chui dân sinh biến thành sông

Đại lộ Thăng Long ngập sâu, nhiều hầm chui dân sinh biến thành sông

Trận mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến phố Hà Nội rơi vào cảnh ngập sâu, người dân di chuyển khó khăn, nhiều phương tiện bị chết máy phải gọi cứu hộ.
Giá xăng dầu tăng lên mức cao nhất trong 7 năm

Giá xăng dầu tăng lên mức cao nhất trong 7 năm

Kể từ 15h chiều nay (11/10), theo điều chỉnh giá từ Liên Bộ Công Thương - Tài chính, mỗi lít xăng tăng từ 930 - 970 đồng và dầu tăng từ 510 - 980 đồng.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp