Theo hãng công nghệ chất lượng không khí IQAir của Thụy Sỹ, trong xếp hạng thành phố ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới năm 2020, có 148 thành phố dẫn đầu đều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo hãng công nghệ chất lượng không khí IQAir của Thụy Sỹ, trong xếp hạng thành phố ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới năm 2020, có 148 thành phố dẫn đầu đều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Miền bắc xanh tươi của Thái Lan vốn không có khu công nghiệp, giờ đây là tâm điểm của cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí toàn cầu.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mức độ an toàn của nồng độ PM 2.5 trung bình hàng năm là 10 microgam trên 1m3 không khí. Tuy nhiên, hiện tại, chưa tới 8% dân số thế giới được hít thở bầu không khí an toàn đó. Không nơi nào trên thế giới có chỉ số tồi tệ hơn châu Á.
Theo hãng công nghệ chất lượng không khí IQAir của Thụy Sỹ, trong xếp hạng thành phố ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới năm 2020, có 148 thành phố dẫn đầu đều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo một nghiên cứu của đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Tim mạch hồi năm 2015, tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí đã khiến gần 8,8 triệu người tử vong trên toàn cầu. Trong đó, có gần 6,5 triệu người ở châu Á. Điều này trở thành một trong những nguy cơ sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất toàn cầu, thậm chí còn hơn cả thuốc lá.
Xét về những mối đe dọa sức khỏe, cách ứng phó đối với ô nhiễm không khí và đại dịch Covid-19 là hoàn toàn khác nhau. Bởi trong khi nguồn ngân sách công khổng lồ được phân bổ để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh thì việc giải quyết ô nhiễm không khí hầu như vẫn dậm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, số ca tử vong hàng năm do sương bụi cao hơn gấp nhiều lần so với hơn 300.000 ca tử vong vì Covid-19 năm 2020 tại châu Á, theo dữ liệu tổng hợp trên worldometers.info.
Nhiều năm qua, các cơ quan y tế đã lên tiếng báo động về chất lượng không khí tại châu Á. "Khí quyển ngày tận thế" của Trung Quốc đã khởi đầu 1 thập kỷ báo động về những tác động nghiêm trọng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe. Tình trạng này đã dần được cải thiện nhờ các biện pháp nghiêm ngặt của Bắc Kinh. Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan giờ đây là những nước có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới, vượt Trung Quốc.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Thế giới đã quay lưng lại với thuốc lá nhưng giờ đây phải đối mặt với loại "thuốc lá mới" - loại không khí độc hại mà hàng tỷ người hít thở mỗi ngày. Không có nước nào, dù giàu hay nghèo có thể thoát khỏi ô nhiễm không khí. Đây là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng thầm lặng".
Một trong những nguyên nhân khiến châu Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm không khí là mật độ dân số đông. Top 4 quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới có tới 3 đại diện châu Á, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia. Tổng dân số của 3 nước này là 3,1 tỷ người, chiếm khoảng 39,2% dân số toàn cầu.