Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7/11: Rủi ro phá đáy ngắn hạn

Chủ nhật, 06/11/2022 | 20:24 Theo dõi CFĐT trên

NĐT được khuyến nghị khống chế tỷ trọng ở mức an toàn và chỉ mở mua trở lại nếu vùng hỗ trợ đã đề cập tiếp tục được bảo lưu.

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7/11: Rủi ro phá đáy ngắn hạn (Ảnh minh họa)
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 7/11: Rủi ro phá đáy ngắn hạn (Ảnh minh họa)

Thị trường giằng co quanh vùng 980 – 1.000 điểm

CTCK BIDV – BSC

Sau một buổi sáng duy trì đà đi xuống, sang đến phiên chiều, VN-Index quay đầu đi lên, thu hẹp mức giảm 40 điểm xuống còn hơn 20 điểm, kết phiên 4/11 tại mốc 997.15 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 18/19 ngành giảm điểm, trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về ngành Bán lẻ, trái ngược hẳn với xu hướng phiên hôm trước.

Về giao dịch của khối ngoại, phiên 14/1, khối này bán ròng trên sàn HSX và mua ròng trên sàn HNX. Trong những phiên tới, khả năng thị trường sẽ có những phiên giằng co quanh vùng 980 – 1.000 điểm.

Thị trường đang nằm trong xu hướng giảm

CTCK Phú Hưng – PHS

VN-Index có phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp. Khối lượng giao dịch gia tăng vượt mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền đang có dấu hiệu thoát khỏi thị trường. Không những vậy, Chỉ số có phiên giảm thủng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm, cùng với đường MA5 có dấu hiệu tạo phân kỳ âm với MA20, cho thấy xu hướng giảm đang mạnh dần lên. Thêm vào đó, đường RSI đang hướng xuống vùng 33 và đường –DI có tín hiệu nới rộng khoảng cách lên phía trên so với +DI, cho thấy chỉ số đang chịu thêm sức ép giảm điểm với hỗ trợ gần quanh vùng 962 điểm (đáy cũ) hoặc xa hơn là vùng hỗ trợ tâm lý 900 điểm.

Đối với sàn Hà Nội, HNX Index có diễn biến tương tự. Chỉ số cũng có phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp và khối lượng gia tăng vượt mức bình quân 10 phiên, hàm ý áp lực bán đang dâng cao. Trong khi đó, đường MA5 tạo trạng thái phân kỳ âm với MA20, cho thấy xu hướng giảm đang tiếp diễn, và chỉ số có thể chịu áp lực về lại vùng đáy cũ quanh ngưỡng 200 – 202 điểm. Nhìn chung, thị trường đang nằm trong xu hướng giảm. Do đó, PHS duy trì khuyến nghị, nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng ở mức an toàn nhằm hạn chế rủi ro từ thị trường chung.

Cần chậm lại và quan sát động thái của dòng tiền

CTCK Rồng Việt - VDSC

Bất chấp đà giảm sâu từ đầu phiên, thị trường chung đã hồi phục mạnh nhờ sự trở lại của nhóm Ngân hàng. Mô hình nến đảo chiều Hammer với thanh khoản lớn có thể cho thấy nỗ lực của dòng tiền lớn để giữ thị trường không rơi vào trạng thái tiêu cực trong phiên cuối tuần trước.

Dù vậy, diễn biến giữa các nhóm ngành còn khá phân cực. Do đó, tín hiệu hỗ trợ này cần xác nhận trong phiên giao dịch kế tiếp. Dự kiến, VN-Index sẽ quay trở lại kiểm tra cung cầu tại ngưỡng hỗ trợ quanh 980 điểm.

Nếu dòng tiền tiếp tục có động thái hỗ trợ thì thị trường sẽ có cơ hội phục hồi trở lại. Vì thế, nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát động thái của dòng tiền hỗ trợ để đánh giá lại trạng thái của thị trường.

Sự giằng co diễn ra giữa lực mua tại 980 – 990 điểm và lực bán tại 1.000 – 1.010 điểm

CTCK Asean - Aseansc

Thị trường phiên 4/11 ghi nhận một phiên giảm điểm khá mạnh, trong bối cảnh thanh khoản tăng mạnh và cao hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế, và tâm lý tiêu cực của nhà đầu tư. Tuy nhiên, điểm tích cực là lực cầu bắt đáy gia tăng về cuối phiên đã giúp cho chỉ số VN-Index thu hẹp phần nào đà giảm. Do đó, Aseansc cho rằng thị trường có thể sẽ giao dịch giằng co trong phiên tới.

Dự báo trong phiên giao dịch tới, sự giằng co có thể sẽ diễn ra giữa lực mua tại hỗ trợ 980 – 990 điểm và lực bán tại kháng cự 1.000 – 1.010 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Xem thêm: Chứng khoán: VN-Index khó tăng vượt quá 100 điểm trong quý này?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn và hạn chế bắt đáy sớm

CTCK Vietcombank - VCBS

Về góc nhìn kỹ thuật, tại khung đồ thị tuần, chỉ báo MACD vẫn đang hướng xuống tiêu cực và chưa có dấu hiệu tạo đáy trung hạn. Bên cạnh đó, chỉ báo ADX và DI- vẫn đang ở mức cao cho thấy nhịp điều chỉnh đang diễn ra nhiều khả năng sẽ chưa thể nhanh chóng kết thúc.

Nếu VN-Index xuyên thủng vùng đáy được tạo tuần trước thì sẽ có xác suất hướng về vùng điểm 900 tương ứng với ngưỡng 1,0 của thang đo Fibonacci mở rộng.

Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục chủ động chốt lời ngắn hạn nhiều hơn và nâng cao tỷ trọng tiền mặt để bảo toàn vốn, kiên nhẫn quan sát chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn từ thị trường và hạn chế việc bắt đáy sớm.

Rủi ro phá đáy ngắn hạn

CTCK KB Việt Nam - KBSV

VN-Index lao dốc mạnh trong phiên trước khi hồi phục và lấy lại một phần thành quả đã mất về cuối phiên. Thanh khoản gia tăng trong phiên cơ cấu danh mục đầu tư của các quỹ khiến cho việc hình thành mẫu nến rút chân trong phiên hôm nay có phần kém tin cậy hơn.

Trong kịch bản tiêu cực nếu VN-Index đánh mất hoàn toàn ngưỡng hỗ trợ đáng lưu ý quanh 980 (+-5) điểm, rủi ro phá đáy ngắn hạn cần được tính đến. NĐT được khuyến nghị khống chế tỷ trọng ở mức an toàn và chỉ mở mua trở lại nếu vùng hỗ trợ đã đề cập tiếp tục được bảo lưu.

Mức độ tiêu cực của thị trường có thể sẽ giảm bớt

CTCK Tân Việt - TVSI

Diễn biến giảm mạnh bất ngờ của phiên cuối tuần trước khiến cho thành quả hồi phục của tuần trước gần như bị xóa bỏ. Chỉ số VN-Index tiến về sát mức thấp điểm của tuần trước quanh vùng 970 điểm và thu hẹp bớt đà giảm ở cuối phiên.

Nhiều cổ phiếu nhóm ngành bất động sản đồng loạt giảm sàn tạo ra tâm lý lo ngại về thanh khoản của ngành này và lây lan sang nhiều nhóm ngành khác.

Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng hồi phục tốt ở cuối phiên nhưng chưa tạo ra được sự lan tỏa trong nội tại thị trường.

Do đó, theo góc nhìn của chúng tôi, ở phiên đầu tuần tới mức độ tiêu cực của thị trường có thể sẽ giảm bớt nhờ hiệu ứng tích cực của các cổ phiếu ngành ngân hàng, nhưng số lượng cổ phiếu giảm trong nội tại thị trường vẫn sẽ chiếm ưu thế.

Chú ý những cổ phiếu đã giảm sâu

CTCK MB - MBS

Trong phiên cuối tuần trước, nhịp điều chỉnh qua nhanh, thị trường tuy không thể ngược dòng thành công, tuy nhiên với việc thu hẹp đà giảm đáng kể cũng là tín hiệu tích cực đối với tâm lý nhà đầu tư.

Điểm tích cực lúc này là tình hình thế giới vẫn tích cực, bên cạnh đó, dòng tiền tham gia bắt đáy đã được cải thiện bất chấp khối ngoại gây sức ép lên thị trường.

Do vậy, nhịp hồi có thể diễn ra trong các phiên tới, nhà đầu tư chú ý những cổ phiếu đã giảm sâu, đặc biệt là các mã có tín hiệu phục hồi rõ nét trong phiên 4/11.

Xem thêm: Tại sao Trung Quốc không ra tay cứu trợ lĩnh vực bất động sản?

Thục San (Tổng hợp)
Theo VnMedia.vn Copy
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 7/11: DGC, VCB, SAB

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 7/11: DGC, VCB, SAB

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 7/11, bao gồm: DGC, VCB, SAB.
Fed: Lạm phát 3% đáng quan ngại hơn nhiều so với ngưỡng 8%

Fed: Lạm phát 3% đáng quan ngại hơn nhiều so với ngưỡng 8%

Điều gì sẽ xảy ra nếu lạm phát không quay trở lại mức 2%, và thay vào đó tăng lên ở ngưỡng cao hơn, chẳng hạn như 3%? Đó là khi mọi thứ bắt đầu trở nên đáng sợ.
Tại sao Ngân hàng Anh lại bán trái phiếu Chính phủ?

Tại sao Ngân hàng Anh lại bán trái phiếu Chính phủ?

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã đánh dấu cột mốc quan trọng khi tổ chức phiên đấu giá đầu tiên để bán lượng trái phiếu chính phủ trị giá 875 tỷ bảng Anh (tương đương 1.010 tỷ USD) mà cơ quan này đã thu mua trong chương trình nới lỏng định lượng (QE) giai đoạn 2009-2021.
Lạm phát và suy thoái kinh tế, Nhật Bản dự kiến tăng trưởng chậm lại trong quý III/2022

Lạm phát và suy thoái kinh tế, Nhật Bản dự kiến tăng trưởng chậm lại trong quý III/2022

Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến ​​sẽ tăng trưởng chậm lại rõ rệt trong quý III năm nay do rủi ro suy thoái toàn cầu làm ảnh hưởng đến nhu cầu bên ngoài, trong khi lạm phát gia tăng và tác động của đồng Yên yếu lên giá nhập khẩu buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu.
Khai mạc hội nghị COP27 với những kỳ vọng và thách thức

Khai mạc hội nghị COP27 với những kỳ vọng và thách thức

Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) hôm nay (6/11) sẽ khai mạc tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập.
Khủng hoảng khí đốt ở EU có thể tồi tệ hơn vào năm tới

Khủng hoảng khí đốt ở EU có thể tồi tệ hơn vào năm tới

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuyên bố, có thể sẽ không có đủ nguồn cung khí đốt để bổ sung vào các kho lưu trữ của Châu Âu vào mùa hè năm sau, điều này sẽ gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cho mùa đông.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp