Trong tháng 9/2022 thị trường chịu rất nhiều áp lực từ việc FED tăng lãi suất mạnh, ngân hàng nhà nước cũng tăng các mức lãi suất điều hành lên thêm 1%, các quỹ ETF chịu áp lực rút vốn ròng khi lợi tức trái phiếu ở các nước tăng.
Trong tháng 9/2022 thị trường chịu rất nhiều áp lực từ việc FED tăng lãi suất mạnh, ngân hàng nhà nước cũng tăng các mức lãi suất điều hành lên thêm 1%, các quỹ ETF chịu áp lực rút vốn ròng khi lợi tức trái phiếu ở các nước tăng.
Vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá
CTCK Sài Gòn - Hà Nội - SHS
VN-Index phục hồi trở lại với thanh khoản đột biến sau khi đã giảm qua vùng hỗ trợ 1.110 điểm (hợp thành bởi các đường MA trung dài hạn) trước áp lực bán rất mạnh trong phiên chốt NAV. Như vậy kết thúc tháng 9/2022, chỉ số ở mức 1.132,11 điểm, giảm mạnh -11,59% so với tháng 8/2022 và Quý III/2022 giảm -5,47% so với Quý II/2022.
Trong tháng 9/2022 thị trường chịu rất nhiều áp lực từ việc FED tăng lãi suất mạnh, ngân hàng nhà nước cũng tăng các mức lãi suất điều hành lên thêm 1%, các quỹ ETF chịu áp lực rút vốn ròng khi lợi tức trái phiếu ở các nước tăng... Điều này khiến cho nhiều nhiều mã cơ bản tốt đã liên tiếp chịu áp lực bán mạnh về các vùng hỗ trợ tăng trưởng dài hạn.
Trên góc nhìn dài hạn, thị trường vẫn đang có mức định giá thấp so với trung bình 5 năm gần nhất. Nhưng ngắn và trung hạn vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá. Do đó nhà đầu tư có tỷ trọng hợp lý, quản trị rủi ro ngắn hạn tốt có thể xây dựng danh mục cổ phiếu tốt trong các ngành có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai để theo dõi và có các kế hoạch giải ngân khi thị trường chung ổn định trở lại.
Các phiên đầu tuần tới vẫn khá bấp bênh và khó lường
CTCK Tân Việt - TVSI
Các chỉ số hồi phục trở lại ở cuối phiên sau khi chịu áp lực bán mạnh ở trong phiên giao dịch tạo ra kỳ một chút hy vọng tạo đáy.
Phiên giao dịch cuối tuần trước theo khía cạnh phân tích kỹ thuật là tương đối tích cực nếu không phải là phiên chốt NAV quý III/2022 của một số nhà đầu tư tổ chức.
Theo góc nhìn của chúng tôi, dù sao phiên giao dịch này cũng tạo ra một chút kỳ vọng bởi có nhiều cổ phiếu có biên độ biến động mạnh theo hướng tăng điểm và kết phiên với mẫu hình đẹp.
Điều này thường tạo ra mức hỗ trợ tạm thời tại vùng giá thấp nhất phiên nay bởi người bán sẽ cân nhắc kỹ hơn khi định bán về mức này trong tuần tới.
Dưới góc độ kỹ thuật phiên hồi phục này, cũng chưa đủ điều kiện để đánh giá về khả năng tạo đáy của thị trường nên các phiên đầu tuần tới vẫn khá bấp bênh và khó lường.
Xu hướng hồi phục
CTCK BIDV – BSC
Mở cửa với gap âm, VN-Index có diễn biến tiêu cực xuyên suốt cả phiên 30/9 cho đến khi chỉ số chạm đến ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm, dòng tiền bắt đáy đột ngột xuất hiện và đẩy chỉ số lội dòng ngoạn mục, kết phiên tăng hơn 6 điểm so với ngày hôm qua. 11/19 ngành tăng điểm; tuy nhiên số mã giảm lại nhiều hơn số mã tăng, nhóm VN30 là trụ đỡ cho thị trường trong ngày.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Lực bắt đáy xuất hiện tại vùng 1.100 điểm báo hiệu một xu hướng hồi phục khi thị trường đã xác định được vùng đáy ngắn hạn. Xu hướng giao dịch tuần sau có thể tích cực hơn khi dòng tiền này chảy vào thị trường.
Xem thêm: PVP nộp hồ sơ niêm yết lên sàn HOSE
VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm
CTCK Asean - Aseansc
Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên đảo chiều tăng điểm về cuối phiên nhờ lực cầu bắt đáy tăng mạnh, trong bối cảnh thanh khoản tăng mạnh và cao hơn trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy bên mua đang dần mạnh lên, và đà giảm có dấu hiệu chững lại. Do đó, Aseansc kỳ vọng rằng, thị trường sẽ có quán tính tăng điểm kèm thanh khoản cải thiện trong phiên giao dịch tới, nhất là khi: (i) VN-Index đã có mức chiết khấu khá sâu kể từ đầu năm; (ii) chứng khoán thế giới dần ổn định trở lại; (iii) áp lực lạm phát giảm khi giá dầu suy yếu; (iv) các tin xấu đã được phản ánh vào giá; (v) tình hình vĩ mô ổn định; và (vi) mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022 đang đến gần.
Dự báo trong phiên tới, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm trong phiên sáng để kiểm định vùng kháng cự gần 1.140 – 1.150 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.160 – 1.170 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.
Vẫn nên cẩn trọng và quan sát diễn biến cung cầu trong thời gian tới
CTCK Rồng Việt - VDSC
Quanh ngưỡng tâm lý 1.100 điểm đồng thời cũng là vùng hỗ trợ của kênh xu hướng từ giữa tháng 5, thị trường đã đảo chiều mạnh mẽ trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9.
Mặc dù nhiều cổ phiếu đều ghi nhận những tín hiệu “rút chân” tiềm năng, nhưng chưa thật sự thuyết phục trước đà suy yếu mạnh trước đó.
Với diễn biến này, thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co trong thời gian tới để đánh giá thêm về mối quan hệ cung cầu, trước khi có xu hướng rõ ràng hơn. Chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ có dư địa hồi phục ngắn hạn về 1.142 điểm.
Do vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng nhịp hồi phục, tuy nhiên, tạm thời vẫn nên cẩn trọng và quan sát diễn biến cung cầu trong thời gian tới để đánh giá mức độ Mạnh/Yếu của tín hiệu hỗ trợ vừa ghi nhận.
Không vội vàng bắt đáy, mua đuổi cổ phiếu
CTCK Vietcombank - VCBS
Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index chạm vùng điểm 1.100 điểm tương đương với ngưỡng Fibonacci mở rộng 0,5 bật hồi trở lại tạo nến xanh tăng điểm.
Tuy nhiên, các chỉ báo vẫn đang diễn biến tiêu cực và chưa có dấu hiệu tạo đáy thứ nhất và nến xanh phiên cuối tuần chưa vượt được 1/2 thân nến đỏ của phiên trước đó.
Vì vậy không loại trừ việc phiên tăng điểm kết tuần chỉ lại phiên phục hồi kỹ thuật và quán tính giảm có thể vẫn còn tiếp diễn.
Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho tín hiệu cân bằng, không vội vàng bắt đáy, mua đuổi cổ phiếu để quản trị rủi ro trong ngắn hạn.
Tránh mua đuổi
CTCK KB Việt Nam - KBSV
Trong phiên cuối tuần trước, lực cầu bắt đáy gia tăng quanh ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.100 điểm đã giúp cho VN-Index đảo chiều ngoạn mục và khiến cho trạng thái của chỉ số trở nên bớt tiêu cực hơn.
Mặc dù áp lực rung lắc sẽ còn tiếp diễn trong phiên kế tiếp, cơ hội mở rộng nhịp hồi phục của chỉ số trong ngắn hạn đang có phần chiếm ưu thế.
NĐT được khuyến nghị tránh mua đuổi, chỉ tiếp tục gia tăng một phần tỷ trọng ngắn hạn khi giá của các cổ phiếu mục tiêu đã lùi về vùng hỗ trợ.
Xem thêm: OCB nâng vốn điều lệ lên hơn 17.800 tỷ đồng