Thương mại điện tử và giải pháp để dòng tiền thuế VAT vào thẳng ngân sách Nhà nước

Thứ sáu, 30/09/2022 | 07:18 Theo dõi CFĐT trên

Trên nền tảng chuyển đổi số trong quản lý thuế, có thể tiến hành thu thuế VAT tại nguồn đối với hoạt động thương mại điện tử. Nhờ đó, dòng tiền thuế VAT vào thẳng ngân sách Nhà nước, giúp tránh mất thời gian và thất thu thuế…

Thu hơn 5.000 tỷ đồng thuế xuyên biên giới

Những năm qua, đi cùng với sự phát triển rất nhanh của thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam thì công tác quản lý thuế trên TMĐT đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nhờ nền tảng chuyển đổi số trong quản lý thuế, khi những hoạt động giao dịch không còn là vật lý, cơ học bình thường nữa mà đã chuyển sang môi trường mạng thì công cụ quản lý thuế cũng phải thay đổi để thích nghi. Quá trình này được ngành thuế thực hiện khá nhanh, đó là nền tảng rất quan trọng. Nhờ đó, Hiện Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong 4 nước đầu ở khu đi vực Đông Nam Á về việc quản lý thuế xuyên biên giới thông qua việc các nhà mạng phải kê khai thuế trên Cổng thông tin điện tử.

Tại buổi tọa đàm “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức ngày 29/9, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) - bà Nguyễn Thị Lan Anh thông tin, số thu từ hoạt động TMĐT xuyên biên giới thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến nay đạt 5.588 tỷ đồng.

Đáng chú ý, số thu này có xu hướng tăng trưởng qua các năm, tốc độ thu bình quân giai đoạn 2018-2021 đạt 130%, đặc biệt số thu năm 2021 đạt 1.591 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2020.

Một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước như: Facebook (2.099 tỷ đồng); Google (2.114,6 tỷ đồng); Microsoft (714 tỷ đồng),…

Kết quả sau hơn 5 tháng triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài từ ngày 21/3/2022, đến nay đã có 30 nhà cung cấp nước ngoài lớn (Microsoft, Facebook, Netfix; Samsung; TikTok; eBay…) đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế với tổng số thuế khoảng 22,2 triệu USD.

Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, về quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ hoạt động kinh doanh TMĐT cung cấp dịch vụ số, lũy kế hết tháng 8/2022 cơ quan thuế đã thu được từ xử lý vi phạm, chống thất thu khoảng 1.082 tỷ đồng. Số thu tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2021 với 261 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm 2022 tăng cao với 520,7 tỷ đồng, gấp đôi số thu năm 2021.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh
Bà Nguyễn Thị Lan Anh

Thách thức với công tác quản lý thuế TMĐT

Với những đặc trưng của nền kinh tế số và tình hình phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Việt Nam, thực tiễn đã và đang đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý hoạt động TMĐT cũng như công tác quản lý thuế.

Thách thức lớn nhất là khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế. Thứ nữa là việc xác định được căn cứ tính thuế. Mặt khác, trong nền kinh tế số rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ hay doanh thu hàng hóa thông thường.

Ví dụ, điển hình là doanh thu liên quan đến phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, các ứng dụng đăng tải trên mạng,... rất khó để xác định số tiền chi trả cho bản quyền, phí dịch vụ hay doanh thu trả cho sản phẩm số để ngành thuế làm căn cứ tính thuế GTGT, nghĩa vụ khai thuế.

Đồng thời, theo đại diện Bộ Tài chính, việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế số thì những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng rất đa dạng của như: thanh toán qua ngân hàng, thanh toán điện tử, thanh toán ngang hàng (P2P), tiền điện tử....

Ngoài ra còn khó khăn trong việc kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Do chủ thể kinh doanh thương mại điện tử không cần đến cửa hàng, cửa hiệu theo cách truyền thống, các giao dịch hoàn toàn thực hiện bằng phương thức điện tử, máy chủ có thể đặt tại nước ngoài, một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên một sàn giao dịch TMĐT, và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch TMĐT, cùng lúc trên nhiều trang mạng xã hội…

Cần liên tục cập nhật, hoàn thiện quy định pháp luật 

Để giải quyết những vấn đề trên, Đề án quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử đã được Bộ Tài chính phê duyệt, với rất nhiều giải pháp, trong đó giải pháp rất quan trọng là tăng cường trách nhiệm của người nộp thuế, trách nhiệm của người có liên quan, tổ chức trung gian.

Một giải pháp cũng rất quan trọng là tăng cường phối hợp giữa các ban ngành có liên quan trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

Theo đại diện Tổng Cục Thuế, nhiều đóng góp ý kiến, hiến kế với ngành thuế trong đó có đề xuất việc thu thuế giá trị gia tăng tại nguồn đối với hoạt động thương mại điện tử.

“Đây là giải pháp “rất hay” và cũng là khuyến nghị của OECD và được áp dụng thành công ở một số nước như là Argentina, Ecuador hay là Paraguay…” – bà Nguyễn Thị Lan Anh cho hay.

Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này, cần phải cũng cố căn cứ pháp lý như sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập cá nhân hay Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

“Khi có một giao dịch thương mại điện tử phát sinh thì sẽ có ngay một dòng tiền thuế giá trị gia tăng vào thẳng ngân sách Nhà nước, không mất nhiều thời gian, công sức của người nộp thuế cũng như cơ quan thuế”, bà Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ.

GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, bên cạnh khuôn khổ pháp luật tốt, hoàn thiện, rất cần chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số đồng bộ để có được cơ sở dữ liệu số, phục vụ rất tốt cho công tác quản lý thuế. Do đó, đẩy mạnh xây dựng dữ liệu số và chia sẻ dữ liệu dùng chung là rất cần thiết, cần nỗ lực triển khai đồng thời ứng dụng mạnh hơn những thành tựu công nghệ 4.0 như AI, Big Data và đặc biệt là Blockchain.

Áp dụng các công nghệ này vào quản lý các sàn thương mại điện tử, cơ quan chức năng sẽ nắm rõ các hoạt động giao dịch điện tử, từ nguồn gốc hàng hóa đến quá trình giao dịch.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 30/9

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 30/9

Cafedautu.vn xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 30/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chứng khoán châu Á tăng điểm sau đợt phục hồi của thị trường Mỹ

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau đợt phục hồi của thị trường Mỹ

Cổ phiếu ở châu Á - Thái Bình Dương phần lớn đi lên trong phiên giao dịch 29/9 sau khi thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến đà phục hồi ngày hôm qua.
ECB sẽ nâng lãi suất trong một vài cuộc họp tới

ECB sẽ nâng lãi suất trong một vài cuộc họp tới

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết, cơ quan này sẽ tăng lãi suất trong “một vài cuộc họp tới” để đảm bảo tỷ lệ lạm phát không leo lên mức cao hơn và đà tăng của giá cả cũng sẽ sớm trở lại ngưỡng mục tiêu.
Làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng online, người phụ nữ bị lừa 1 tỷ đồng

Làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng online, người phụ nữ bị lừa 1 tỷ đồng

Công an thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) đang vào cuộc điều tra, xác minh vụ một phụ nữ trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt 1 tỷ đồng.
Các chỉ số kinh tế quan trọng của Mỹ đang gây lo ngại

Các chỉ số kinh tế quan trọng của Mỹ đang gây lo ngại

Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) hôm qua (29/9) cho biết nền kinh tế Mỹ đã ghi nhận quý thứ hai sụt giảm liên tiếp trong ba tháng kết thúc vào tháng 6. Nền kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái. Hơn nữa, Mỹ còn đang phải đối mặt với lạm phát tăng vọt và lãi suất cao hơn, ảnh hưởng đến chi tiêu.
HAGL trả hơn 600 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu

HAGL trả hơn 600 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) vừa thông báo đã hoàn tất trả một phần nợ gốc của lô trái phiếu có mã là HAGLBOND16.26.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp