Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 3/10, bao gồm: TLG, FPT, NKG.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 3/10, bao gồm: TLG, FPT, NKG.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 3/10: TLG, FPT, NKG |
TLG xứng đáng được giao dịch ở mức định giá tốt hơn
CTCK KIS Việt Nam - KIS
Trong tháng 8 năm 2022, doanh thu Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (HOSE - Mã: TLG) tăng 275% so với cùng kỳ lên 300 tỷ đồng, tuy nhiên, giảm 6% so với doanh thu tháng 7/2022 đạt 388 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tháng 8/2022 giảm 32% tháng trước xuống 39 tỷ đồng nhưng vẫn tăng trưởng dương so với cùng kỳ do TLG lỗ 28 tỷ đồng trong tháng 8/2021.
Doanh thu thuần của TLG tăng 48% so với cùng kỳ lên 2,5 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2022; lợi nhuận sau thuế cũng tăng 137% so với cùng kỳ đạt 396 tỷ đồng.
Giá cả tăng và sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm đã đẩy tỷ suất lợi nhuận gộp 8 tháng năm 2022 lên 44,1%, tăng 2,7% so với 8 tháng năm 2021.
Tỷ suất lợi nhuận ròng cũng tăng từ 9,8% trong 8 tháng năm 2021 lên 16,2% trong 8 tháng năm 2022. Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu tăng 0,7% lên 25,4% trong 8 tháng năm 2022 so với 7 tháng năm 2022 do chi phí tiếp thị cho sự kiện đầu tháng 9 tăng cao.
Doanh thu từ xuất khẩu trong 8 tháng năm 2021 tăng 58% so với cùng kỳ, chiếm 24% doanh thu TLG.
Kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2022 hoàn thành 77% và 141,4% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ĐHCĐ.
Mùa tựu trường hứa hẹn sẽ mang lại doanh thu rất tốt cho TLG trong quý III/2022. Ngoài ra, việc ra mắt của các dòng sản phẩm mới Colorkit và Pazto, hiện đang được tiếp thị mạnh mẽ trong tháng 8 và tháng 9/2022, cũng góp phần quan trọng đẩy mạnh doanh thu.
TLG đang giao dịch ở mức PE TTM 10,9 lần, thấp hơn mức trung bình 2 năm là 12,1 lần. Theo kế hoạch phát triển kinh doanh của ban lãnh đạo trong năm 2022-23F, KIS tin rằng, TLG xứng đáng được giao dịch ở mức định giá tốt hơn.
Khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 105.000 đồng/CP
CTCK Agribank - AGR
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế CTCP FPT (FPT – sàn HOSE) trong 8 tháng năm 2022 lần lượt đạt 27.060 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái) và 4.221 tỷ đồng (tăng 28%). Kết quả kinh doanh tiếp tục duy trì đà tăng bền vững trong khoảng 25 – 30% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ đà tăng từ mảng công nghệ nước ngoài và lợi nhuận cải thiện từ PayTV ở mảng Viễn thông.
Trong đó, doanh thu và lợi nhuận trước thuế mảng công nghệ lần lượt đạt 15.481 tỷ đồng (tăng 24%) và 2.256 tỷ đồng (tăng 25%) nhờ mảng công nghệ thông tin nước ngoài ghi nhận các hợp đồng ký mới tăng mạnh 42%.
Agriseco Research dự báo mảng công nghệ các tháng cuối năm sẽ tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh trên 20% nhờ (1) Sự tăng trưởng doanh thu ký mới từ các thị trường quốc tế như Mỹ, APAC và sự phục hồi mạnh của Nhật Bản khi ký kết hợp tác phát triển với các tập đoàn công nghệ lớn của Singapore và Nhật Bản như NCS và SCSK; (2) Mảng công nghệ thông tin trong nước dự kiến tăng hơn 20% nhờ các khoản hợp đồng backlog 5.000 tỷ đồng; (3) Mảng chuyển đổi số tăng tốc với đà tăng 40% chủ yếu từ mảng Cloud, AI, Blockchain.
Mảng Viễn thông giúp cải thiện lợi nhuận của FPT: Doanh thu tăng 17% nhưng lợi nhuận tăng 21% nhờ cải thiện từ mảng PayTV. Kỳ vọng mảng viễn thông doanh thu tăng 16% nhờ số lượng người đăng ký thuê bao Internet băng thông rộng tăng 15%/năm và FPT duy trì thị phần trong top 3. Bên cạnh đó, tăng trưởng từ mảng Data center và mảng truyền hình sẽ là động lực trong tương lai của FPT. Lợi nhuận trước thuế được cải thiện nhờ mảng Pay TV tăng tốt.
Doanh thu Giáo dục, đầu tư tiếp tục tăng mạnh 68% chủ yếu nhờ số lượng người học tăng lên. FPT đang tăng quy mô chuỗi giáo dục ở Hà Nam và Huế (cuối quý IV/2022) và hợp tác với các tỉnh FPT đang chuyển đổi số để mở rộng hệ thống giáo dục. Kỳ vọng sẽ giúp doanh thu 2022 tăng khoảng 30% so với năm trước.
Với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận duy trì ở mức cao trong 8 tháng đầu năm và sự phục hồi của thị trường Nhật Bản và thị trường trong nước ở nhóm Chính phủ, Agriseco Research đánh giá FPT sẽ hoàn thành vượt kế hoạch năm 2022 ở cả 3 mảng kinh doanh cốt lõi.
Hiện nay FPT đang tăng trưởng tốt đúng như kỳ vọng của chúng tôi, tuy nhiên trong bối cảnh lãi suất thị trường đang có xu hướng tăng lên, chúng tôi hạ giá mục tiêu trong 1 năm tới xuống mức 105.000 đồng/CP.
Trong dài hạn chúng tôi vẫn đánh giá cao tiềm năng của FPT và kỳ vọng mức sinh lời hàng năm khi nắm giữ đạt trên 20%/năm. FPT hiện đang được giao dịch ở mức P/Ef 2022 ở mức 15,4x, ngang trung bình giai đoạn 2019 - 2021. Do đó, chúng tôi khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 105.000 đồng/CP trong vòng 1 năm (Upside 30% từ thị giá hiện tại).
Xem thêm: NHNN tăng trần lãi suất tiền gửi, giữ nguyên trần lãi suất cho vay
Ảnh minh họa |
NKG – Dự báo lợi nhuận sau thuế đạt 681 tỷ đồng, giảm 69%
CTCK Rồng Việt - VDSC
Nhu cầu từ nước ngoài yếu do lạm phát cao, dẫn đến xuất khẩu yếu. Các nhà sản xuất sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường nội địa, hạn chế tiềm năng tăng giá bán. Các điều kiện thị trường tích cực sẽ vững hơn trong quý IV và áp lực lên lợi nhuận sẽ dịu bớt.
Xuất khẩu tôn mạ nửa cuối năm có thể đạt 216 nghìn tấn, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ tôn mạ và ống thép trong nước lần lượt là 97 nghìn tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước và 73 nghìn tấn, tăng 41% do mức nền thấp trong quý III/2021.
Chênh lệch giá giữa Việt Nam - Mỹ và Việt Nam - EU thấp hơn và tỷ trọng của các thị trường có biên lợi nhuận cao này trong tổng kim ngạch xuất khẩu thấp hơn, sẽ làm giảm GPM. GPM sẽ ở mức 4,3% trong quý III và phục hồi lên 9% trong quý IV, thấp hơn đáng kể so với mức tương ứng 17,2% và 12,1% trong quý III và quý IV/2021.
VDSC kỳ vọng Công ty CP Thép Nam Kim (HOSE - Mã: NKG) sẽ báo cáo một khoản lỗ 139 tỷ đồng trong quý III và lãi 111 tỷ đồng trong quý IV. Doanh thu năm 2022 dự báo đạt 24.182 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 681 tỷ đồng, giảm 69%. EPS cả năm đạt 2.571 đồng/cp.
Xem thêm: Chứng khoán trong nước lập đáy mới, thị trường thế giới “đang sợ hãi”