Điểm đáng chú ý là thanh khoản trong tuần qua cũng gia tăng và đã vượt mức trung bình 20 tuần gần nhất trên chỉ số VN30 cho thấy áp lực bán thực sự mạnh.
Điểm đáng chú ý là thanh khoản trong tuần qua cũng gia tăng và đã vượt mức trung bình 20 tuần gần nhất trên chỉ số VN30 cho thấy áp lực bán thực sự mạnh.
Hạn chế mua mới, đồng thời chốt lời và cơ cấu lại danh mục
CTCK Rồng Việt - VDSC
Mặc dù VN-Index tiếp tục được hỗ trợ từ vùng dưới 1.200 điểm và hồi phục trở lại, nhưng nhìn chung thị trường vẫn trong diễn biến suy yếu và tiếp tục tạo khoảng trống (Gap) giảm giá.
Thanh khoản tăng so với phiên trước nhưng vẫn chưa thể kết luận dòng tiền hỗ trợ gia tăng, do thanh khoản hôm nay có sự tiếp sức từ hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF.
Dự kiến, thị trường sẽ có khoảng thời gian kiểm tra lại cung cầu trong vùng Gap 1.220 - 1.230 điểm, tuy nhiên vẫn cần lưu ý áp lực bán lớn còn tiềm ẩn tại vùng này.
Do đó, nhà đầu tư vẫn nên thận trọng và hạn chế mua mới, đồng thời cân nhắc chốt lời và cơ cấu lại danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Thị trường vẫn nằm trong xu hướng giảm
CTCK Phú Hưng – PHS
Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm trở lại. Khối lượng giao dịch gia tăng vượt mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý áp lực bán đang dâng cao. Không những vậy, chỉ số duy trì đóng cửa dưới MA5, cùng với MA5 tạo trạng thái phân kỳ âm so với MA20, cho thấy xu hướng giảm đang tiếp diễn. Thêm vào đó, đường RSI và MACD hướng xuống tiêu cực, cho thấy chỉ số đang chịu áp lực giảm và hướng xuống thử thách ngưỡng kháng cự gần quanh ngưỡng tâm lý 1.200 điểm hoặc xa hơn là vùng 1.150 điểm (đáy cũ tháng 5).
Đối với sàn Hà Nội, HNX Index có diễn biến tương tự. Chỉ số cũng có phiên giảm mạnh và duy trì đóng cửa dưới MA5, kèm theo khối lượng gia tăng so với phiên trước đó, cho thấy xu hướng giảm đang mạnh dần lên. Chỉ số có thể chịu sức ép về vùng hỗ trợ quanh ngưỡng tâm lý 250 điểm. Nhìn chung, thị trường vẫn nằm trong xu hướng giảm. Do đó, nhà đầu tư nên giữ danh mục ở tỷ trọng an toàn nhằm hạn chế rủi ro từ thị trường.
Chỉ nên nắm giữ những cổ phiếu thuộc nhóm có lực cầu tốt
CTCK Vietcombank - VCBS
VN-Index tuần vừa qua chịu áp lực bán chủ động liên tiếp khiến cho VN-Index giảm sâu về khu vực 1.210 điểm. Thanh khoản có phần sụt giảm cho thấy dòng tiền đang rút ra, nhất là trước sự biến động của thị trường cũng như những thông tin vĩ mô tiêu cực trên thế giới.
Hiện tại, vùng hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang trụ vững nên hy vọng về đợt phục hồi ngắn hạn vẫn còn. Tuy nhiên nếu VN-Index đánh mất vùng điểm số này thì rủi ro chỉ số lùi về 1.170 điểm hoặc xấu hơn là 1.130 điểm, tương ứng với 2 mốc Fib mở rộng 0,382 và 0,5 là khá cao.
Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục quan sát thị trường, hạn chế bắt đáy và chỉ nên nắm giữ những cổ phiếu thuộc nhóm ngành có lực cầu tốt như điện, nước, dịch vụ thiết yếu để chờ đợi thị trường cho tín hiệu ổn định hơn, rồi mới cân nhắc tới chuyện gia tăng trở lại tỷ trọng cổ phiếu so với tiền mặt.
Xem thêm: Chứng khoán châu Á tích cực phiên cuối tuần
Thị trường có thể sớm hồi phục
CTCK Sài Gòn - Hà Nội - SHS
Sau khi quay đầu trong phiên thứ 6 tuần trước (10/6), thị trường lại trải qua một tuần giảm mạnh nữa với mức giảm 5,2% trên chỉ số VN-Index và 5,1% trên chỉ số VN30. Điểm đáng chú ý là thanh khoản trong tuần qua cũng gia tăng và đã vượt mức trung bình 20 tuần gần nhất trên chỉ số VN30 cho thấy áp lực bán thực sự mạnh.
Trong tuần qua cũng diễn ra một số sự kiện ảnh hưởng đến thị trường tài chính quốc tế mà tiêu biểu có thể kể đến như quyết định của FED về việc tăng lãi suất thêm 0,75% để đưa lãi suất lên mức 1,5%-1,75% nhằm kiềm chế lạm phát. Trong nước thì diễn ra phiên đáo hạn hợp đồng tương lai VN30 tháng 6/2022 với cách tính giá thanh toán cuối cùng mới phần nào đó đã khiến diễn biến về cuối phiên trở nên ít bất ngờ hơn. Phiên cuối tuần cũng là thời điểm mà các quỹ ETF tiến hành tái cơ cấu danh mục cũng khiến cho cung cầu trên thị trường ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trên góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường đã bước vào sóng điều chỉnh c sau khi đánh mất ngưỡng tâm lý 1.200 điểm trong phiên 10/6. Và theo lý thuyết sóng elliott thì mục tiêu của sóng điều chỉnh c theo lý thuyết là quanh ngưỡng 1.130 điểm (fibonacci extension 50% sóng điều chỉnh a). Tuy vậy, nếu bên mua trở nên chủ động hơn và bên bán suy yếu thì không loại trừ khả năng thị trường có thể sớm hồi phục để hướng đến ngưỡng tâm lý 1.300 điểm sau khi đã test thành công lực cầu dưới ngưỡng tâm lý 1.200 điểm trong hai phiên 15/6 và 17/6.
Bán những cổ phiếu đã để mất vùng đáy cũ
CTCK MB - MBS
Khép lại tuần giao dịch, VN-Index đã có thời điểm chịu sức ép để mất ngưỡng tâm lý quan trọng 1.200 điểm nhưng đều được “vá đáy” thành công.
Trong khi khối ngoại là điểm sáng hiếm hoi trên thị trường thì nhà đầu tư trong nước chấp nhận cắt lỗ khi có tới 3/5 phiên trong tuần này thị trường đóng cửa với hàng trăm cổ phiếu ở mức giá sàn.
Thanh khoản tuần này đã có sự cải thiện so với tuần trước, tuy nhiên, đây lại là tuần các quỹ ETF cơ cấu danh mục nên thanh khoản thường tăng. Do vậy, phải quan sát tuần sau kỳ cơ cấu để đánh giá lại dòng tiền khi mà cung cầu trên thị trường sẽ quay lại trạng thái bình thường.
Nhà đầu tư nên xử lý danh mục theo cổ phiếu riêng lẻ, với các nhóm cổ phiếu đang được dòng tiền tập trung có thể tiếp tục nắm giữ, trong khi nên bán những cổ phiếu đã để mất vùng đáy cũ, nên giữ tỷ trọng danh mục ở mức cân bằng và không mua đuổi trong các phiên tăng.
Giao dịch cẩn trọng
CTCK BIDV - BSC
Trong phiên cuối tuần trước, VN-Index cố gắng thu hẹp đà giảm trong suốt cả ngày, sau cùng kết phiên ở ngưỡng quanh vùng 1.220 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 14/19 ngành giảm điểm, với ngành điện có phiên giao dịch tích cực với chức năng là nhóm cổ phiếu phòng thủ.
Trong những phiên giao dịch sắp tới, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng khi các yếu tố vĩ mô quốc tế đang có xu hướng thắt chặt, sẽ gây tác động tiêu cực phần nào đến nền kinh tế nội địa.
Xem thêm: USD tăng mạnh có thể cuốn bay hàng chục tỷ USD lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ