Phiên này, áp lực giảm chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu trụ, do vậy, việc chỉ số vẫn giữ được vùng đáy cũ cũng cho thấy tín hiệu quan trọng về vùng đáy hiện tại là nỗ lực bảo vệ để chỉ số không giảm sâu hơn.
Phiên này, áp lực giảm chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu trụ, do vậy, việc chỉ số vẫn giữ được vùng đáy cũ cũng cho thấy tín hiệu quan trọng về vùng đáy hiện tại là nỗ lực bảo vệ để chỉ số không giảm sâu hơn.
Nhiều khả năng nhóm cổ phiếu trụ và VN30 sẽ “trả điểm”
CTCK MB - MBS
Thị trường không để “thủng đáy” khi có lực cầu kéo lên vào những phút cuối phiên ATC hôm nay. Tuy vậy, các chỉ số VN-Index và VN30-Index cũng đang rất gần mức đáy gần nhất.
Phiên này, áp lực giảm chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu trụ, do vậy, việc chỉ số vẫn giữ được vùng đáy cũ cũng cho thấy tín hiệu quan trọng về vùng đáy hiện tại là nỗ lực bảo vệ để chỉ số không giảm sâu hơn.
Thanh khoản thị trường ở 3 tuần gần đây tương đương với hồi tháng 11/2020 khi bình quân mỗi phiên dao động quanh ngưỡng 10.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh thanh khoản ở mức thấp kỷ lục như vậy, dòng tiền phiên này lại nổi bật ở nhóm cổ phiếu mang tính đầu cơ.
Với nhịp hồi cuối phiên ở các cổ phiếu lớn, nhiều khả năng nhóm cổ phiếu trụ và VN30 sẽ “trả điểm” ở phiên ngày mai.
Tiếp tục giao dịch trên ngưỡng 1.150 điểm
CTCK BIDV – BSC
Chốt phiên giao dịch 11/7, VN-Index giảm 16,02 điểm, xuống mức 1.155,29 điểm. HNX-Index giảm 0,87 điểm, đóng cửa tại 276,93 điểm.
Kéo chỉ số tăng trong phiên hôm nay gồm có: KBC (+0,22), DIG (+0,22), GEX (+0,18), HAG (+0,16), PGV (+0,15)… Ngược lại, kéo chỉ số giảm bao gồm: VCB (-2,34), TCB (-1,65), VPB (-1,20), MSN (-0,85), BID (-0,63)…
Giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 10.148 tỷ đồng, tăng 8,55% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt mức 11.445 tỷ đồng. Biên độ dao động 20,68 điểm. Thị trường có 131 mã tăng, 65 mã tham chiếu và 319 mã giảm.
Giá trị mua ròng của khối ngoại: 5,7 tỷ đồng trên sàn HOSE, gồm VNM (53,70 tỷ), GMD (26,18 tỷ), PNJ (23,91 tỷ). Khối ngoại bán ròng trên sàn HNX với giá trị -2,89 tỷ đồng.
Theo BSC, thị trường giằng co tuy nhiên vẫn duy trì xu hướng đi xuống từ đầu phiên sáng. Sang đến phiên chiều, thị trường đột ngột bị bán mạnh mẽ, lùi xuống ngưỡng 1.145 trước khi quay lại đóng cửa tại vùng 1.155 điểm, giảm 16 điểm so với phiên trước đó. Độ rộng thị tường nghiêng về phía tiêu cực với 16/19 ngành giảm điểm, trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về ngành Ngân hàng và Dịch vụ tài chính. Ngưỡng 1.150 là ngưỡng hỗ trợ khá cứng của thị trường, trong những phiên tới thị trường có thể sẽ tiếp tục giao dịch trên ngưỡng này.
Xem thêm: Giá Bitcoin có thể rơi về mốc 10.000 USD
Cần theo dõi thêm diễn biến thị trường
CTCK Sài Gòn – Hà Nội – SHS
Sau phiên hồi phục nhẹ thứ 6 tuần trước để lấy lại ngưỡng 1.170 điểm, VN-Index quay trở lại kiểm định ngưỡng hỗ trợ 1.140 điểm trong phiên hôm nay và hiện vẫn chưa thể kết luận là đã tạo đáy ở quanh ngưỡng 1.140 điểm.
Mặc dù thị trường giảm khá mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần và với thanh khoản gia tăng nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình.
Nhà đầu tư dài hạn có thể tiếp tục giải ngân từng phần đối với những mã cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng và giá đã giảm về vùng hấp dẫn.
Nhà đầu tư ngắn hạn cần theo dõi thêm diễn biến thị trường các phiên tới để xác định khả năng khi nào sóng điều chỉnh hiện tại đã tạo xong đáy và kết thúc.
Chỉ mở mua quanh ngưỡng hỗ trợ đối với cổ phiếu mục tiêu
CTCK KB Việt Nam - KBSV
Áp lực bán mạnh trong phiên khiến cho chỉ số VN-Index một lần nữa quay xuống kiểm định lại vùng đáy ngắn hạn quanh 1.443-1.445 điểm.
Với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong những phiên tới với vùng kháng cự gần tại 1.160 (+/-5) điểm trước khi hình thành một mặt bằng giá vững chắc hơn.
Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ mở mua trở lại quanh ngưỡng hỗ trợ đối với cổ phiếu mục tiêu, nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro.
Có thể bắt đầu mua thăm dò tại các cổ phiếu ở vùng hỗ trợ mạnh
CTCK Rồng Việt - VDSC
Thị trường có diễn biến kém và kiểm tra lại vùng giá thấp trong phiên hồi phục 7/7. Mặc dù vẫn còn giảm điểm khá sâu nhưng VN-Index ghi nhận tín hiệu hỗ trợ Hammer gần vùng giá thấp 1.143 điểm.
Tín hiệu hỗ trợ này chưa mạnh nhưng cũng tạo được kỳ vọng hồi phục trở lại cho thị trường. Trong trường hợp thị trường được hỗ trợ và hồi phục trở lại thì VN-Index có thể thoát được tín hiệu “phá đáy” 1.156,54 điểm và mở ra cơ hội hồi phục ngắn hạn cho thị trường.
Do vậy, nhà đầu tư vẫn cần quan sát diễn biến cung cầu, nhưng có thể bắt đầu mua thăm dò tại các cổ phiếu ở vùng hỗ trợ mạnh và đang dần có chuyển biến tốt.
Hy vọng hồi phục
CTCK Tân Việt - TVSI
Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật, với cây nến Hammer (Nến búa rút chân) ở cuối phiên nay khi chạm về sát vùng hỗ trợ 1.140 điểm tạo ra hy vọng hồi phục cho phiên ngày mai (12/07). Trước bối cảnh tâm lý vẫn bất ổn và dòng tiền yếu như hiện tại thì thị trường sẽ theo thiên hướng sideway đi ngang và số ít cổ phiếu sẽ phân hóa đi lên. TVSI cho rằng hoạt động đầu cơ ngắn hạn trong bối cảnh hiện tại là quá nhiều rủi ro và khó khăn.
Hạn chế việc gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu
CTCK Kiến Thiết Việt Nam - CSI
Tuy nhiên, xét về kết quả chung, thì phiên giảm hôm nay vẫn mang nhiều yếu tố tiêu cực cho thấy xu hướng chính vẫn nghiêng về giảm trong trung hạn.
Vì vậy, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm thận trọng, hạn chế việc gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt là tại những nhóm ngành xuất hiện tín hiệu hồi phục nhưng kết quả mua thăm dò vẫn chưa có lợi nhuận.
Xem thêm: Phiên đầu tuần ảm đạm của thị trường chứng khoán châu Á