Ngay cả suy thoái cũng khó làm giảm lạm phát ở châu Âu

Thứ năm, 10/11/2022 | 14:59 Theo dõi CFĐT trên
Ngay cả suy thoái cũng khó làm giảm lạm phát ở châu Âu (Ảnh minh họa)
Ngay cả suy thoái cũng khó làm giảm lạm phát ở châu Âu (Ảnh minh họa)

Nhiều quan chức chỉ ra rằng, châu Âu đã không tung ra gói kích thích tài khóa lớn nào sau đại dịch như Mỹ, đồng nghĩa với việc lạm phát được thúc đẩy bởi các cú sốc nguồn cung và giá năng lượng thay vì nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.

Các gói chi tiêu gần đây ở châu Âu đều được đưa ra với mục đích giảm thiểu tác động từ giá năng lượng leo phi mã chứ không phải thúc đẩy sức chi tiêu. 

Trong quý II của năm, mức tiêu thụ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi ở Mỹ đạt 7%.

Hơn nữa, các chỉ báo tâm lý đều ngụ ý rằng, nền kinh tế châu Âu đang rơi vào suy thoái. Tiền lương tăng một cách vừa phải và gần như không có dấu hiệu nào về vòng xoáy lương - giá.

Giá năng lượng hiện tại và tương lai trên thị trường bán buôn đã đi xuống từ mức đỉnh thiết lập hồi mùa hè. Các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng cũng giảm bớt. 

Có lẽ đỉnh lạm phát thực sự đã rất gần. 

Tuy nhiên, giới quan chức thuộc ECB không thể duy trì sự lạc quan này mãi được khi người tiêu dùng sẽ phải đợi một khoảng thời gian dài để cảm nhận được tác động của việc giá năng lượng sụt giảm. 

Hầu hết người dân vẫn đều nhận định, họ đang ở trong một nền kinh tế mà giá cả leo thang chóng mặt. 

Pháp là quốc gia có lạm phát thấp nhất trong khu vực đồng Euro, đạt 7,1% vào tháng 10. Nguyên nhân một phần là bởi Chính phủ đã áp giá trần với điện và khí đốt.

Giá năng lượng và thực phẩm chỉ chiếm chưa đến 1/3 rổ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để đo lường lạm phát. Nhưng, phần còn lại của rổ hàng hóa và dịch vụ rất đáng lo ngại.

Giá dịch vụ và hàng hóa, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, tăng 6% trong ba tháng qua. 

Ông Chris Marsh, CEO Công ty Nghiên cứu Exante nói, tình hình ở châu Âu lúc này rất giống với Mỹ vài tháng trước.

Ngoài ra, đẩy tiền lương lên cao cũng có khả năng làm gia tăng lạm phát. Cho đến nay, tiền lương ở châu Âu mới chỉ tăng khiêm tốn.

Trái ngược với Mỹ, 60% lao động ở châu Âu đều tham gia các thỏa thuận lao động tập thể. Những thỏa thuận này thường kéo dài một năm hoặc hơn, có nghĩa rằng phải mất một thời gian khá dài thì các điều kiện kinh tế mới tác động đến tiền lương của những người lao động ở khu vực này. 

Các nhà đàm phán của công đoàn tuy sẽ không đòi hỏi nhiều bởi họ hiểu rằng vòng xoáy lương-giá sẽ gây hại đến mọi người nhưng sự kiên nhẫn của họ là có giới hạn. Trong vòng đàm phán tới đây, các công đoàn trong khu vực công của Đức sẽ yêu cầu tăng lương 10,5%.

Xem thêm: Lạm phát khu vực đồng euro tăng vọt lên mức cao kỷ lục

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với các nhà lãnh đạo, ông chủ doanh nghiệp, sự chênh lệch lớn giữa cung - cầu trên thị trường lao động hiện vẫn là rắc rối lớn. 

Trong cả ngành sản xuất lẫn dịch vụ, tỷ lệ các doanh nghiệp báo cáo tình trạng thiếu hụt lao động khiến sản lượng bị hạn chế đã lên gần mức cao nhất trong lịch sử.

Lý do được cho bởi một phần công ty vẫn còn nhiều đơn hàng tồn đọng từ thời đại dịch kết hợp với lượng nhân công nghỉ hưu mỗi năm tại các quốc gia già hóa như Đức và Italy.

Những lý do trên cho thấy đỉnh của lạm phát có lẽ vẫn còn nằm ngoài tầm tay của châu Âu. Và khi lạm phát đã lên đến đỉnh thì giai đoạn sau đó cũng không hề dễ dàng.

Theo Economist, giá năng lượng sẽ hạ nhiệt trong năm tới, giúp làm giảm lạm phát toàn phần. Nhưng lạm phát trong phần còn lại của nền kinh tế có thể sẽ tiếp tục tăng tốc, hạn chế mức giảm chung.

Ngay cả một cuộc suy thoái – nếu kết thúc nhanh chóng như dự đoán của nhiều người – cũng có thể không khống chế nổi lạm phát.

Nếu rơi vào kịch bản trên, ECB có thể sẽ phải thắt chặt chính sách lần nữa. 

CEO Marsh của Công ty Nghiên cứu Exante chỉ ra: “Trong những năm 1970, ngân hàng trung ương Đức không hề nao núng khi nền kinh tế yếu đi, mà ngược lại còn tăng lãi suất. Nhờ vậy quốc gia này đã khống chế lạm phát thành công. ECB cần sự quyết tâm tương tự”.

Xem thêm: Khủng hoảng năng lượng làm suy yếu sức mạnh nền công nghiệp Châu Âu

Thục San (The Economist)
Theo VnMedia.vn Copy
Các nhà máy Trung Quốc vật lộn để tồn tại

Các nhà máy Trung Quốc vật lộn để tồn tại

Jimmy - người quản lý nhà máy ở Quảng Đông ngồi trên sàn nhà đầy bụi và nghĩ về số tiền mà ông vẫn còn nợ. Lương nhân viên đã được trả, máy móc đều đã bán đi hết và thậm chí cả đồ đạc trong văn phòng cũng bị dỡ bỏ sau khi ông đóng cửa nhà máy vào tháng 10.
Chủ tịch Đất Xanh hoàn tất thương vụ mua 10 triệu cổ phiếu DXG

Chủ tịch Đất Xanh hoàn tất thương vụ mua 10 triệu cổ phiếu DXG

Ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) đã có văn bản báo cáo lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hoàn thành mua vào 10 triệu cổ phiếu DXG.
Chủ tịch LDG tiếp tục bị call margin

Chủ tịch LDG tiếp tục bị call margin

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) - ông Nguyễn Khánh Hưng - tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu khi cổ phiếu LDG lao dốc mạnh mẽ đến 85%.
Giá vàng thế giới biến động, vàng trong nước giảm nhẹ

Giá vàng thế giới biến động, vàng trong nước giảm nhẹ

Không thể trụ vững ở ngưỡng 1.710 USD/ounce, giá vàng thế giới tại thị trường New York ngày giao dịch 9/11, tức rạng sáng nay, 10/11 giờ Việt Nam đã về mức 1.707 USD/ounce sau nhiều lần tăng - giảm trong phiên. Giá vàng trong nước theo đó cũng giảm nhẹ 100 -200 ngàn đồng/lượng.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 10/11: VN-Index chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá kéo dài

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 10/11: VN-Index chưa thoát khỏi xu hướng giảm giá kéo dài

Đây cũng là nhóm có nền tảng cơ bản tốt, không chịu ảnh hưởng từ bán giải chấp liên thông từ trái phiếu, giải chấp và được các tổ chức gia tăng giải ngân trở lại.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 10/11: QNS, BMI, TRA

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 10/11: QNS, BMI, TRA

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 10/11, bao gồm: QNS, BMI, TRA.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp