Khủng hoảng năng lượng làm suy yếu sức mạnh nền công nghiệp Châu Âu

Thứ năm, 03/11/2022 | 10:04 Theo dõi CFĐT trên

Châu Âu cần các công ty công nghiệp của mình tiết kiệm năng lượng trong bối cảnh chi phí tăng cao và nguồn cung thu hẹp. Và các công ty đang làm theo điều đó - nhu cầu về khí đốt tự nhiên và điện đều giảm trong quý vừa qua.

Tuy nhiên, còn quá sớm để vui mừng. Sự sụt giảm nói trên không chỉ vì các công ty công nghiệp đang tiết kiệm năng lượng mà họ còn đóng cửa các nhà máy và có thể không bao giờ mở cửa trở lại.

Trong khi việc sử dụng năng lượng ít đi giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng gây ra bởi cuộc chiến của Nga ở Ukraine và việc Nga cắt giảm nguồn cung, các giám đốc điều hành, các nhà kinh tế và các nhóm ngành công nghiệp cảnh báo rằng nền tảng công nghiệp của họ có thể sẽ suy yếu đi nghiêm trọng nếu chi phí năng lượng tiếp tục giữ ở mức cao trong thời gian dài.

Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, chẳng hạn như nhôm, phân bón và hóa chất, đang đối mặt với nguy cơ là phải chuyển các công ty sản xuất trong lĩnh vực này sang các khu vực có nhiều năng lượng giá rẻ, chẳng hạn như Mỹ.

Ngay cả khi tháng 10 ấm áp bất thường và những dự báo về mùa đông lạnh vừa phải đã giúp đẩy giá năng lượng xuống thấp hơn thì khí đốt tự nhiên ở Mỹ vẫn có giá chỉ bằng khoảng 1/5 so với giá năng lượng mà các công ty ở Châu Âu đang phải trả.

Ông Patrick Lammers - thành viên hội đồng quản trị của công ty năng lượng E.ON đã phát biểu tại một hội nghị ở London vào tháng trước rằng: “Rất nhiều công ty đang ngừng sản xuất."

Hoạt động sản xuất của khu vực đồng Euro trong tháng này đã chạm mức yếu nhất kể từ tháng 5 năm 2020, báo hiệu châu Âu đang tiến tới một cuộc suy thoái.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính nhu cầu khí đốt công nghiệp của châu Âu đã giảm 25% trong quý 3 so với một năm trước đó. Các nhà phân tích cho rằng việc ngừng hoạt động trên diện rộng chắc chắn là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nói trên bởi vì chỉ tăng hiệu quả sử dụng sẽ không dẫn đến một mức giảm như vậy.

"Chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn việc giảm hoạt động công nghiệp", người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết trong một email.

Nhưng một cuộc khảo sát được công bố ngày hôm qua (2/11) cho thấy các công ty ở cường quốc công nghiệp của châu Âu là Đức đều đã thu hẹp quy mô do chi phí năng lượng.

Cứ trong bốn doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất lại có hơn một doanh nghiệp bị buộc phải cắt giảm sản lượng và 16% doanh nghiệp trong lĩnh vực ô tô cũng chịu chung tình trạng này, một cuộc khảo sát với 24.000 doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) cho kết quả như vậy. Hơn nữa, 17% công ty trong lĩnh vực ô tô cho biết họ đang có kế hoạch chuyển một số hoạt động sản xuất ra nước ngoài.

Giám đốc điều hành DIHK Martin Wansleben cho biết: “Các tác động có thể nhìn thấy rõ ràng: các nhà sản xuất tiêu thụ nhiều năng lượng đều đang phải cắt giảm sản xuất”, Giám đốc điều hành DIHK Martin Wansleben cho biết, đề cập đến các mặt hàng như hóa chất và kim loại.

Các nhà phân tích nhận định, ngành công nghiệp châu Âu đã và đang chuyển hoạt động sản xuất của họ sang các địa điểm có nhân công rẻ hơn và chi phí khác thấp hơn trong nhiều thập kỷ qua, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại đang đẩy nhanh hơn nữa “cuộc di cư” này.

Theo ông Daniel Kral, nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, "nếu giá năng lượng tiếp tục tăng cao đến mức một phần của ngành công nghiệp châu Âu trở nên không cạnh tranh thì các nhà máy sẽ phải đóng cửa và chuyển đến Mỹ, nơi có nguồn năng lượng giá rẻ và dồi dào".

Ví dụ, sản lượng nhôm của EU đã giảm một nửa, giảm 1 triệu tấn trong năm qua.

Các số liệu thương mại do Reuters tổng hợp cho thấy tất cả 9 nhà máy luyện kẽm trong Liên minh Châu Âu (EU) đã cắt giảm hoặc ngừng sản xuất, thay thế bằng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Ông Chris Heron ở Hiệp hội Công nghiệp Eurometaux cho rằng, việc mở lại một nhà máy luyện nhôm có chi phí lên tới 400 triệu euro (394 triệu USD) và điều này khó có khả năng xảy ra với triển vọng kinh tế bấp bênh ở châu Âu như bây giờ.

Ông Heron nói thêm: “Theo những gì xảy ra trong quá khứ, những trường hợp đóng cửa tạm thời này sau đó sẽ trở thành việc đóng cửa vĩnh viễn”.

Kiệt Linh
Theo VnMedia.vn Copy
Mỹ muốn EU hạn chế xuất khẩu đối với Trung Quốc

Mỹ muốn EU hạn chế xuất khẩu đối với Trung Quốc

Washington được cho là muốn Brussels sử dụng chiến thuật tương tự chống lại Bắc Kinh mà họ đang sử dụng để chống lại Moscow.
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp

Liên Bộ Công Thương - Tài chính mới có thông báo điều chỉnh giá bán lẻ xăng, dầu áp dụng từ 15h00 chiều nay (1/11). Đây là kỳ thứ 3 liên tiếp giá xăng được điều chỉnh tăng.
Lạm phát khu vực đồng euro tăng vọt lên mức cao kỷ lục

Lạm phát khu vực đồng euro tăng vọt lên mức cao kỷ lục

Tình hình tài chính đang nhanh chóng xấu đi ở khu vực đồng euro với một số quốc gia đang phải đối mặt với mức tăng giá cả vượt quá 20%, các con số chính thức vừa được công bố đã cho thấy như vậy.
Thị trường châu Á tăng điểm trước khi Fed công bố quyết định lãi suất

Thị trường châu Á tăng điểm trước khi Fed công bố quyết định lãi suất

Cổ phiếu ở thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đa phần đều tăng điểm trong phiên giao dịch hôm nay khi các nhà đầu tư chuẩn bị tâm lý cho một đợt tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/11

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/11

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 3/11 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
SZB chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022

SZB chốt quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2022

HĐQT CTCP Sonadezi Long Bình (UPCoM: SZB) gần đây đã phê duyệt phương án tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 12%.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp