Tình hình tài chính đang nhanh chóng xấu đi ở khu vực đồng euro với một số quốc gia đang phải đối mặt với mức tăng giá cả vượt quá 20%, các con số chính thức vừa được công bố đã cho thấy như vậy.
Tình hình tài chính đang nhanh chóng xấu đi ở khu vực đồng euro với một số quốc gia đang phải đối mặt với mức tăng giá cả vượt quá 20%, các con số chính thức vừa được công bố đã cho thấy như vậy.
Lạm phát của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Euro) trong tháng này tiếp tục tăng cao, vượt qua mọi dự đoán trước đó và đã lên một mức cao kỷ lục mới. Diễn biến này chắc chắn sẽ khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ phải tiếp tục tăng mạnh lãi suất bởi áp lực giá cả ngày càng gia tăng.
Theo dữ liệu sơ bộ được công bố ngày hôm qua (31/10), lạm phát trong khối 19 quốc gia sử dụng đồng euro đã đạt mức cao mới là 10,7% trong tháng 10 từ mức 9,9% của một tháng trước đó. Con số lạm phát mới đã vượt qua con số dự đoán được đưa ra trong cuộc thăm dò của Reuters trước đó là 10,2%.
Nếu được xác nhận bởi các số liệu cuối cùng dự kiến được Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố vào cuối tháng 11 thì đây sẽ là lần đầu tiên số liệu lạm phát hàng tháng ở khu vực đồng euro vượt trên 10% kể từ khi khu vực này được hình thành. Thực tế này đang làm gia tăng lo ngại về viễn cảnh sắp có một cuộc suy thoái diễn ra.
Lạm phát tăng cao kỷ lục là do giá năng lượng tăng vọt. Theo văn phòng thống kê của khu vực, giá năng lượng ước tính cao hơn 41,9% so với cùng tháng năm ngoái. Giá thực phẩm, rượu và thuốc lá được cho là đã tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Eurostat, các cường quốc kinh tế hàng đầu trong khu vực như Đức, Pháp và Ý đều đang thúc đẩy lạm phát tăng cao. Ý, nơi tỷ lệ lạm phát hàng năm trong tháng 10 được dự báo là 12,8%, đã ghi nhận mức tăng hàng tháng cao nhất với mức tăng 4%. Giá tiêu dùng ở Đức tăng 11,6% và ở Pháp, con số này lên tới 7,1%, theo số liệu sơ bộ. Cả Đức, Ý và Pháp đều có mức lạm phát tăng hơn dự báo.
Các quốc gia vùng Baltic xuất hiện trong số những quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất, sâu sắc nhất với tỉ lệ lạm phát hàng năm vượt mốc 20%. Estonia dẫn đầu với mức lạm phát ước tính 22,4%.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ý - ông Ignazio Visco hôm qua đã nhận định với tờ Bloomberg rằng, “có nguy cơ về việc triển vọng kinh tế sẽ trở nên tồi tệ hơn dự kiến và triển vọng này không nên bị đánh giá thấp”.
Giá năng lượng tiếp tục thúc đẩy lạm phát. Ngoài ra, thực phẩm và hàng công nghiệp nhập khẩu đều đóng vai trò trong việc đẩy giá tăng cao hơn một cách mạnh mẽ.
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất tổng số là 200 điểm cơ bản trong ba tháng qua và hứa sẽ thắt chặt hơn nữa vào tháng 12 tới. Tuy nhiên, các thị trường đã bắt đầu dự đoán việc tăng lãi suất sẽ chậm lại khi suy thoái kinh tế bùng phát và giá xăng giảm từ mức cao kỷ lục.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách có thể lo ngại rằng tăng trưởng giá cơ bản, loại bỏ giá thực phẩm và nhiên liệu biến động, tiếp tục tăng tốc, dẫn đến việc gia tăng áp lực giá, làm tăng nguy cơ lạm phát tiếp tục tăng cao nữa.
Thực vậy, lạm phát không bao gồm giá thực phẩm chưa qua chế biến và năng lượng đã tăng lên 6,4% từ 6,0%, trong khi một đơn vị đo hẹp hơn loại bỏ thêm rượu và thuốc lá cho thấy tỉ lệ lạm phá đã tăng lên 5,0% từ mức 4,8%.
Trong một nỗ lực nhằm chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã tăng gấp đôi lãi suất chủ chốt lên 1,5% vào tuần trước và xác nhận sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới.