Cụ thể, cơ quan này dự kiến tăng trưởng toàn cầu năm nay đạt mức 2,9%, giảm hơn 3% so với tốc độ tăng trưởng năm 2021.
Cụ thể, cơ quan này dự kiến tăng trưởng toàn cầu năm nay đạt mức 2,9%, giảm hơn 3% so với tốc độ tăng trưởng năm 2021.
Morgan Stanley dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay sẽ thấp hơn một nửa so với năm 2021 do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine cũng như số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tăng cao và chính sách tiền tệ thắt chặt của các Ngân hàng Trung ương.
Các nhà kinh tế của tổ chức này cho biết: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm là hệ quả của chính sách tài khóa suy yếu, gián đoạn chuỗi cung ứng, dịch bệnh Covid-19 khó lường, chính sách tiền tệ thắt chặt và gần đây nhất là xung đột giữa Nga - Ukraine”.
Nguyên nhân khiến Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng là bởi một giải pháp triệt để cho cuộc xung đột Nga - Ukraine có vẻ khó xảy ra và các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu đều đang cố gắng giảm tốc độ tăng trưởng nhằm kiềm chế lạm phát.
Tuần trước, Fed và Ngân hàng Trung ương Anh cùng với các nền kinh tế khác đồng loạt tăng lãi trong nỗ lực đối phó với tình hình lạm phát leo thang chóng mặt.
Đặc biệt, mặc dù nền kinh tế toàn cầu sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng suy yếu hơn nhưng hai quốc gia duy nhất mà Morgan Stanley không thấy tăng trưởng chậm lại đáng kể là Nhật Bản và Ấn Độ.
Xem thêm: IMF hạ dự báo tăng trưởng nền kinh tế Nhật Bản
Bên cạnh đó, giá dầu và hàng hóa tăng vọt sau khi Nga bị phương Tây trừng phạt đã làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu và khiến Chính phủ và Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia phải đánh giá lại chính sách tiền tệ của họ.
Ngoài ra, việc Trung Quốc thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh cũng khiến nhiều nhà máy buộc phải dừng hoạt động và làm giảm nhu cầu trong nước.
Điều này đã gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế quốc gia này với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức thấp nhất trong gần hai năm qua.
Xem thêm: Giám đốc Morgan Stanley: 'Nhà đầu tư nên rút tiền khỏi thị trường để dành cơ hội cho sau này'