Thị trường tiền điện tử có đe dọa tới hệ thống tài chính toàn cầu hay không?

Thứ năm, 12/05/2022 | 11:18 Theo dõi CFĐT trên
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo dữ liệu CoinMarketCap, tiền điện tử nói chung đã mất gần 800 tỷ USD giá trị thị trường chỉ tính riêng tháng 4.

So với chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ cuối cùng của Fed bắt đầu vào năm 2016, tiền điện tử là một thị trường với quy mô lớn hơn nhiều và làm dấy lên lo ngại về mối liên hệ giữa loại tiền này với phần còn lại của hệ thống tài chính toàn cầu.

Quy mô thị trường tiền điện tử lớn như thế nào?

Vào tháng 11/2021, theo CoinGecko, Bitcoin - đồng tiền điện tử phố biến nhất đã đạt đỉnh hơn 68.000 USD, giúp đẩy giá trị thị trường tiền ảo lên 3 nghìn tỷ USD. 

Tuy nhiên, con số này đã sụt giảm gần 1,5 nghìn tỷ USD trong tháng 3/2022, cụ thể đạt mức 1,51 nghìn tỷ USD. Trong đó, Bitcoin chiếm 600 tỷ USD, theo sau là đồng Ethereum với vốn hóa thị trường là 285 tỷ USD.

Đối với các thị trường khác như chứng khoán Mỹ, vốn hóa thị trường đạt mức 49 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, theo Hiệp hội Thị trường Tài chính và Chứng khoán Mỹ, giá trị của các thị trường thu nhập cố định - thường được biết đến là thị trường chứng khoán nợ hoặc trái phiếu, ở mức 52,9 nghìn tỷ USD tính đến cuối năm 2021.

Có thể thấy, mặc dù tiền điện tử đã có sự tăng trưởng bùng nổ nhưng quy mô thị trường vẫn còn tương đối nhỏ so với nhiều thị trường khác.

Xem thêm: Bitcoin đang trong giai đoạn nguy hiểm

Ai sở hữu và giao dịch tiền điện tử?

Tiền điện tử bắt đầu như một hiện tượng của việc đầu tư cá nhân; tuy nhiên, sự quan tâm của nhiều tổ chức từ các sàn giao dịch, công ty, ngân hàng, quỹ đầu cơ và quỹ tương hỗ lại đang tăng nhanh.

Mặc dù khó để thu thập dữ liệu về tỷ lệ giữa nhà đầu tư cá nhân với các tổ chức trong thị trường tiền điện tử nhưng sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Coinbase cho biết, các định chế và nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 50% tài sản trên nền tảng của mình trong quý IV/2021.

Coinbase cho biết thêm, đối tượng khách hàng là các tổ chức đã tiến hành giao dịch 1,14 nghìn tỷ USD tiền điện tử vào năm ngoái, tăng từ 120 tỷ USD hồi năm 2020.

Ngoài ra, một báo cáo được công bố vào tháng 10/2021 từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia chỉ ra rằng, 10.000 nhà đầu tư bitcoin bao gồm cả cá nhân và tổ chức kiểm soát khoảng 1/3 thị trường bitcoin và 1.000 nhà đầu tư sở hữu khoảng 3 triệu bitcoin.

Song song đó, theo nghiên cứu của Đại học Chicago, khoảng 14% người Mỹ đã đầu tư vào tài sản kỹ thuật số trong năm 2021.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sự sụp đổ tiền điện tử có thể làm “tổn thương” hệ thống tài chính?

Tuy quy mô thị trường tiền điện tử tổng thể tương đối nhỏ nhưng Fed, Bộ Tài chính Mỹ và Ủy ban Ổn định Tài chính quốc tế đã cân nhắc stablecoin - mã thông báo kỹ thuật số được gắn với giá trị của các tài sản truyền thống - là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định tài chính.

Stablecoin chủ yếu được sử dụng để tạo điều kiện giao dịch cho các tài sản kỹ thuật số khác và chúng được hỗ trợ bởi các tài sản có thể mất giá trị hoặc trở nên kém thanh khoản trong thời điểm thị trường căng thẳng, trong khi các quy tắc xung quanh những tài sản đó và quyền mua lại của nhà đầu tư là không rõ ràng.

Do đó, giới phân tích cho rằng, điều này có thể khiến nhiều tổ chức đánh mất niềm tin ở stablecoin, đặc biệt trong bối cảnh thị trường căng thẳng.

Điển hình như sự việc xảy ra vào phiên đầu tuần này (9/5), TerraUSD - một stablecoin lớn đã phá vỡ tỷ giá 1:1 so với đồng USD và giảm xuống mức thấp nhất là 0,67 USD, theo CoinGecko. Động thái này “góp phần” vào sự sụt giảm của đồng Bitcoin.

Mặc dù TerraUSD duy trì mối ràng buộc với đồng USD thông qua một thuật toán nhưng nhà đầu tư sử dụng stablecoin để duy trì dự trữ bằng tài sản như tiền mặt hoặc thương phiếu, và điều này khả năng cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống tài chính truyền thống cũng như các loại tài sản cơ bản đó.

Đáng chú ý, theo nhiều nhà quản lý, vận may của các công ty gắn liền với tiền điện tử cũng như sự can thiệp của các tổ chức tài chính truyền thống vào các loại tài sản sẽ khiến nguy cơ rủi ro tăng cao.

Ví dụ vào tháng 3 vừa qua, cơ quan quản lý tiền tệ của Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo rằng, các ngân hàng có thể bị mắc kẹt bởi các dẫn xuất tiền điện tử vì có quá ít dữ liệu giá lịch sử để soi chiếu.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhìn chung vẫn phân chia về quy mô của mối đe dọa mà một vụ sụp đổ tiền điện tử gây ra cho hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Xem thêm: Bitcoin tiếp tục giảm mạnh về mốc 35.000 USD

Thục San (Theo The Japan Times)
Theo VnMedia.vn Copy
Giá vàng SJC bật tăng trở lại theo thế giới

Giá vàng SJC bật tăng trở lại theo thế giới

Theo chiều đi lên của thế giới, giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng khoảng 300 nghìn đồng/lượng ngay từ khi mở của ngày làm việc hôm nay (12/5). Hiện giá SJC vẫn duy trì ở mức trên 70 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái, chúng ta nên làm gì?

Đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái, chúng ta nên làm gì?

Sau khi phục hồi từ cuộc đại suy thoái kinh tế ngắn hạn, nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa trong năm nay, làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư về một cuộc suy thoái kéo dài sắp tới. 
Thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện sắc xanh

Thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện sắc xanh

Chứng khoán Mỹ trải qua phiên giao dịch hôm qua đầy bất ổn với chỉ số Dow Jones giảm trong phiên thứ 4 liên tiếp trong bối cảnh các chỉ số chính đang “vật lộn” phục hồi sau đợt bán tháo mạnh.
Khí đốt từ Nga sang châu Âu giảm sau khi Ukraine ngừng trung chuyển

Khí đốt từ Nga sang châu Âu giảm sau khi Ukraine ngừng trung chuyển

Ukraine cho biết việc nước này dừng vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu vì tình huống “bất khả kháng”, trong khi Gazprom cho biết, không có lý do gì có thể biện minh cho động thái này.
Nhật Bản cấm đầu tư mới vào Nga, phong tỏa tài sản của hai ngân hàng

Nhật Bản cấm đầu tư mới vào Nga, phong tỏa tài sản của hai ngân hàng

Nhật Bản yêu cầu các tổ chức/cá nhân muốn mua từ 10% trở lên cổ phần trong công ty Nga hoặc cung cấp các khoản vay mới cho doanh nghiệp Nga với kỳ hạn từ một năm trở lên đều phải xin phép chính phủ.
Bộ Tài chính đề nghị TP.HCM sửa quy định về thu phí hạ tầng cảng biển

Bộ Tài chính đề nghị TP.HCM sửa quy định về thu phí hạ tầng cảng biển

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 3978/BTC-CST gửi UBND TP.HCM về việc xem xét lại phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp