"Trước tình hình bất ổn ngày một gia tăng, bao gồm đại dịch và xung đột Nga - Ukraine, các nhà chức trách Nhật Bản có thể cân nhắc chuẩn bị một kế hoạch dự phòng cho trường hợp nền kinh tế phải đối mặt với một cú sốc nghiêm trọng”, IMF chia sẻ.
"Trước tình hình bất ổn ngày một gia tăng, bao gồm đại dịch và xung đột Nga - Ukraine, các nhà chức trách Nhật Bản có thể cân nhắc chuẩn bị một kế hoạch dự phòng cho trường hợp nền kinh tế phải đối mặt với một cú sốc nghiêm trọng”, IMF chia sẻ.
Hôm nay (ngày 7/4), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế Nhật Bản; đồng thời, thúc giục các nhà hoạch định chính sách cần xem xét và chuẩn bị một kế hoạch dự phòng trong trường hợp cuộc xung đột tại Ukraine làm chệch hướng phục hồi vốn đã mong manh.
IMF cho biết thêm, bởi vì chi phí hàng hóa tăng mạnh có thể đẩy tình trạng lạm phát cao hơn, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã phải duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng trong một thời gian dài để đạt được mục tiêu lạm phát 2% về lâu dài.
Bên cạnh đó, IMF cho hay: “Cuộc xung đột tại Ukraine tiếp tục leo thang gây ra những rủi ro đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản”, đồng thời chỉ ra những tác động tiêu cực lên lĩnh vực thương mại cũng như lưu ý rằng, giá hàng hóa tăng cao có thể kìm hãm nhu cầu trong nước.
Xem thêm: Thêm một quốc gia trong EU đồng ý thanh toán khí đốt bằng đồng rúp
"Trước tình hình bất ổn ngày một gia tăng, bao gồm đại dịch và xung đột Nga - Ukraine, các nhà chức trách Nhật Bản có thể cân nhắc chuẩn bị một kế hoạch dự phòng cho trường hợp nền kinh tế phải đối mặt với một cú sốc nghiêm trọng”, IMF chia sẻ.
Tổ chức này cho biết, hiện họ kỳ vọng nền kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm nay, thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 3,3% được đưa ra vào tháng 1/2022.
Về giá cả, IMF cho biết Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến đà lạm phát tăng lên khi giá hàng hóa cao hơn và tiêu thụ dự kiến sẽ phục hồi khi các ca nhiễm Covid-19 giảm sút.
IMF lặp lại khuyến nghị của mình đối với BoJ rằng, quốc gia này có thể xây dựng đường cong lợi suất bằng cách nhắm mục tiêu kỳ hạn ngắn hơn lợi suất 10 năm hiện tại để có một chính sách bền vững hơn.
Tuy nhiên, BoJ cho biết, họ không cần phải điều chỉnh khuôn khổ hiện tại và bày tỏ lo ngại về khuyến nghị của IMF về việc rút ngắn mục tiêu đường cong lợi suất.
Theo chính sách được gọi là kiểm soát đường cong lợi suất, BoJ hướng dẫn lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm là khoảng 0%. Thế nhưng, giới hạn lợi suất 10 năm đã bị một số nhà phân tích chỉ trích vì làm phẳng đường cong lợi suất và phá vỡ tỷ suất lợi nhuận của các tổ chức tài chính.
Xem thêm: Giá vàng thế giới tăng, trong nước ‘đứng im’